Đề thi thử thpt quốc gia môn Vật Lí cực hay có lời giải chi tiết (đề 20)

  • 6054 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là:

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số góc của con lắc lò xo: ω=km


Câu 2:

20/07/2024

Chọn câu đúng. Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng

Xem đáp án

Đáp án A

Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm: F=k.|q1q2|ε.r2

Suy ra, khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng không đổi


Câu 3:

19/07/2024

Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1=5cos(2πt+0,75π)  và x2=10cos2πt+0,5π cmĐộ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng:

Xem đáp án

Đáp án A

Độ lệch pha của hai dao động: Δφ=φ2φ1=0,25πrad


Câu 4:

20/07/2024

Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Lực kế để đo lực

+ Công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ (số điện tiêu thụ)

+ Nhiệt kế để đo nhiệt độ

+ Ampe kế để đo cường độ dòng điện.


Câu 5:

20/07/2024

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Sóng cơ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí nhưng không lan truyền được trong chân không


Câu 6:

20/07/2024

Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu thức độ lớn của định luật II Niutơn: F=ma khi F giảm thì a giảm


Câu 7:

21/07/2024

Một tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại đặt song song với nhau và cách nhau d. Nếu tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện lên hai lần thì điện dung của tụ điện:

Xem đáp án

Đáp án B

Công thức xác định điện dung của tụ điện phẳng: C=εS9.109.4π.d1d

Nếu tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện lên hai lần thì điện dung của tụ điện sẽ giảm 2 lần


Câu 8:

19/07/2024

Các kim loại đều

Xem đáp án

Đáp án C

Các kim loại đều dẫn điện tốt

Điện trở suất: ρ=ρ01+α.Δt


Câu 9:

21/07/2024

Đặt điện áp u=U0cos10πt (t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung C=104π FDung kháng của tụ điện là:

Xem đáp án

Đáp án D

Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC=100Ω


Câu 10:

23/07/2024

Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực từ là lực tương tác

Xem đáp án

Đáp án D

Lực từ là lực tương tác giữa hai nam châm hoặc giữa hai dòng điện hoặc giữa nam châm với dòng điện. Lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên là lực tương tác tĩnh điện (lực Cu-lông)


Câu 11:

20/07/2024

Để xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực liếp từ vệ tinh thuộc loại:

Xem đáp án

Đáp án D

Vì sóng cực ngắn truyền đi thẳng và không bị phản xạ ở tầng điện li nên chúng được dùng để thông tin trong cự li vài chục kilômet, hoặc truyền thông qua vệ tinh


Câu 12:

21/07/2024

Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 105 H và tụ điện có điện dung C=2,5.106F. Lấy π=3,14Chu kì dao động riêng của mạch là:

Xem đáp án

Đáp án D

Chu kì dao động riêng của mạch LC: T=2πLC=3,14.105s


Câu 13:

19/07/2024

Tia X không có ứng dụng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt nên người ta dùng tia hồng ngoại để sấy khô hay sưởi ấm còn tia X không được dùng để sấy khô hay sưởi ấm mà được dùng để chiếu điện, chụp điện


Câu 14:

21/07/2024

Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây, theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây ở các thời điểm t1 và t2=t1+0,3 sChu kì của sóng là

Xem đáp án

Đáp án D

Vận tốc truyền sóng: v=ΔxΔt=3dv0,3=10dv/s

Bước sóng của sóng λ=8dv

Chu kì của sóng: T=λv=0,8s


Câu 15:

22/07/2024

Một ống dây có độ tự cảm L, ống dây thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: L=4π.107.N2l.SL1=4π.107.N2l.SL2=4π.107.2N2l.S2L2=2L1


Câu 16:

20/07/2024

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Năng lượng của photon: ε=hfA đúng, D sai

Năng lượng của photon không đổi khi photon phát ra xa dần nguồn sáng => B sai

Photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động => C sai


Câu 17:

21/07/2024

Máy quang phổ là dụng cụ dùng để

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 18:

20/07/2024

Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 6,625.1019 JBiết h=6,625.1034J.s, c=3.108m/sGiới hạn quang điện của kim loại này là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có A=hcλλ0=hcA=6,625.1034.3.1086,625.1019=3.107m=300nm


Câu 19:

20/07/2024

Tia hồng ngoại và tia Ronghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 20:

22/07/2024

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân?

Xem đáp án

Đáp án D

Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân là năng lượng liên kết riêng.

Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững.


Câu 21:

23/07/2024

Tia α

Xem đáp án

Đáp án B

Tia α có tốc độ bằng 2.107 m/s  A sai

Tia α là dòng các hạt nhân 24He  B đúng, D sai

Vì tia α là dòng các hạt nhân mang điện dương nên khi đi qua điện trường và từ trường bị lệch đường đi  C sai


Câu 22:

22/07/2024

Khi bắn phá hạt nhân N714 bằng hạt αngười ta thu được một hạt prôtôn và một hạt nhân X. Hạt nhân X là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương trình phản ứng: 24α+714N11H+ZAX

Bảo toàn số khối và điện tích ta có: 4+14=1+A2+7=1+ZA=17Z=8X817O


Câu 23:

20/07/2024

Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của

Xem đáp án

Đáp án A

Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời


Câu 24:

19/07/2024

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

Xem đáp án

Đáp án D

+ Tính chất sóng được thể hiện ở các hiện tượng: khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa…

+ Nên hiện tượng giao ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng


Câu 25:

23/07/2024

Một vật dao động điều hoà với tần số góc (ω=0,5rad/s). Lúc t=0, vật đi qua vị trí có li độ là x=−2 cm và có vận tốc 10 cm/s hướng về phía vị trí biên gần nhất. Phương trình dao động của vật là

Xem đáp án

Đáp án B

Vật đi qua vị trí có li độ là x=2 cm và đang hướng về vị trí biên gần nhất nên v=10 cm/s

Biên độ dao động của vật: A2=x2+v2ω2=22=10252=8A=22cm

Tại thời điểm ban đầu: t=0x=22cosφ=2v<0cosφ=22sinφ>0φ=3π4

 Phương trình dao động của vật là: x=22cos5t+3π4cm


Câu 26:

19/07/2024

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng 40 N/m đang dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật đi qua vị trí có li độ 3 cm, con lắc có động năng bằng:

Xem đáp án

Đáp án B

Động năng: Wd=WWt=12kA212kx2=12kA2x2=0,032J


Câu 27:

20/07/2024

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc α0=5°Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ chặt điểm chính giữa của dây treo, sau đó vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ góc α01Giá trị của α01 bằng

Xem đáp án

Đáp án A

Khi vật đi qua vị trí cân bằng thế năng con lắc đơn bằng 0 nên nếu giữ điểm chính giữa sợi dây thì cũng không ảnh hưởng đến cơ năng, nói cách khác, cơ năng được bảo toàn

Sau khi giữ con lắc dao động với chiều dài l1=0,5l và biên độ góc α01

Ta có W1=W212mglα02=12mgl1α012α01=α027,1°


Câu 28:

20/07/2024

Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216 g và lò xo có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại lực F=F0cos2πft, với F0 không đổi và f thay đổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ A của con lắc theo tần số f có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của k gần nhất với giá trị nào sau đây:

Xem đáp án

Đáp án A

Từ đồ thị ta thấy tần số khi xảy ra cộng hưởng ở gần giữa của tần số f1=1,25 Hz và f2=1,3Hz

Khoảng rộng một ô trên trục tần số ứng với 0,05Hz

Vậy tần số khi có cộng hưởng là: f0f1+0,052=1,275Hz

Mặc khác khi xảy ra cộng hưởng ta có: f=f0=12πkm=f0k=13,86N/m


Câu 29:

19/07/2024

Tại điểm O trong lòng đất đang xảy ra dư chấn của một trận động đất. Ở điểm A trên mặt đất có một trạm quan sát địa chấn. Tại thời điểm t0một rung chuyển ở O tạo ra hai sóng cơ (một sóng dọc, một sóng ngang) truyền thẳng đến A và tới A ở hai thời điểm cách nhau 5 s. Biết tốc độ truyền sóng dọc và tốc độ truyền sóng ngang trong lòng đất lần lượt là 8000 m/s và 5000 m/s. Khoảng cách từ O đến A bằng:

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi s là khoảng cách từ điểm A đến O

Thời gian truyền của sóng dọc là: t1=sv1=s8000s

Thời gian truyền của sóng ngang là: t2=sv2=s5000s

Theo đề ta có: t2t1=5s5000s8000=5s=200.1033m=2003km


Câu 30:

20/07/2024

Một người cận thị có khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là 15 cm và giới hạn nhìn rõ của mắt là 35 cm. Để sửa tật cận thị sao cho có thể nhìn rõ được những vật ở xa, người này phải đeo sát mắt một kính có độ tụ:

Xem đáp án

Đáp án D

Giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn

Theo đề, giới hạn nhìn rõ của mắt là 35cm nên điểm cực viễn cách mắt đoạn: OCV=OCC+35=15+35=50 cm

Để sửa tật cận thị người ta đeo một kính sao cho khi đặt vật ở xa vô cùng thì cho ảnh ảo ở điểm cực viễn của mắt (mắt nhìn thoải mái không điều tiết).

Do đó: d=d'=OCV=0,5m

Ta có: D=1f=1d1d'=110,5=2 đip


Câu 31:

20/07/2024

Đặt điện áp u=U0cosωt (U không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Trên hình vẽ, các đường (1), (2) và (3) là đồ thị của các điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở URhai đầu tụ điện UC và hai đầu cuộn cảm UL theo tần số góc ωĐường (1), (2) và (3) theo thứ tự tương ứng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Khi UR=maxω=1LC

Khi UL=maxZC=LCR221ωLC=LCR22

ωL=1LCR2C22>1LC

Khi UC=maxZC=LCR22ωCL=LCR22

ωC=1LCR22L2<1LCωR2=ωLωCωC<ωR<ωL

Vậy khi ω thay đổi từ 0 thì UC đạt max trước rồi đến UR rồi đến UL

Theo đồ thị  (1) là UC, (2) là UR và (3) là UL


Câu 32:

20/07/2024

Cho đòng điện có cường độ i=52cos100πt (i tính bằng A, t tính bằng s) chạy qua cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0.4πHĐiện áp hiệu dụng giữa hai đâu cuộn cảm bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có ZL=ωL=40ΩU=I.ZL=200V


Câu 33:

23/07/2024

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với điện trở. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là 100 V. Độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng:

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: U2=UR2+UL2UL=U2UR2=20021002=1003V

Lại có tanφ=ZLZCR=ULUCRUC=0tanφ=ULUR=3φ=π3


Câu 34:

20/07/2024

Từ một trạm điện, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Biết công suất truyền đến nơi tiêu thụ luôn không đổi, điện áp và cường độ dòng điện luôn cùng pha. Ban đầu, nếu ở trạm điện chưa sử dụng máy biến áp thì điện áp hiệu dụng ở trạm điện bằng 1,2375 lần điện áp hiệu dụng ở nơi tiêu thụ. Để công suất hao phí trên đường dây truyền tải giảm 100 lần so với lúc ban đầu thì ở trạm điện cần sử dụng máy biến áp lí tưởng có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn thứ cấp so với số vòng dây cuộn sơ cấp là:

Xem đáp án

Đáp án A

Lúc đầu chưa sử dụng máy biến áp: U1=1,2375Utt1Utt1=U11,2375  1

Độ giảm điện áp trên đường dây lúc đầu là: ΔU1=U1Utt1=1999U1   2

Theo đề ta có: ΔP1ΔP2=I12RI22R=I12I22100=I12I22I1=10I2

ΔU=IRΔU1=10ΔU2ΔU2=ΔU110=19990U1   3

Vì công suất nơi tiêu thụ không đổi nên: 

Ptt=Utt1.I1=Utt2.I210Utt1=Utt21Utt2=80099U1   4

Lại có: U2=Utt2+ΔU243U2=80099U1+19990U1=8,1U1

U2U1=8,1N2N1=0,1


Câu 35:

20/07/2024

Cho đoạn mạch gồm điện trở, cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Đặt điện áp u=652cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn dây, hai đầu tụ điện lần lượt là 13 V,  65 V. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

Giả sử cuộn dây có điện trở thuần UR=13VUL=13VUC=65V

Ta có: U2=UR2+ULUC2652 Cuộn dây có điện trở r

Ta có 

Ucd2=Ur2+UL2=132U2=UR+Ur2+ULUC2=652Ur2+UL2=13213+Ur2+UL652=652Ur2+UL2=132132+26Ur+Ur2+UL2130UL=02.132+26Ur130UL=0

Ur=5UL13UL=5V và Ur=12V

cosφ=Ur+URU=12+1365=513


Câu 36:

20/07/2024

Trong một thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, bức xạ có bước sóng dài nhất là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tại điểm M có vân sáng nên: xM=kλDaλ=xM.ak.D=5k

Ta có điều kiện 0,38λ0,760,385k0,766,6k13,2

k=7;8;9;10;11;12;13λmax=57μm khi kmin=7


Câu 37:

20/07/2024

Từ không khí, chiếu chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai bức xạ đơn sắc màu đỏ và màu chàm tới mặt nước với góc tới 53° thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Biết tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu chàm và tia khúc xạ màu đỏ là 0,5°Chiết suất của nước đối với tia sáng màu chàm là:

Xem đáp án

Đáp án B

Theo định luật khúc xạ ta có: l.sini=n.sinrsin53°=nsinr

Áp dụng cho tia chàm ta có: sin53°=ncsinrc

Ta có: rd=180°90°+93°=37°

Góc khúc xạ của tia chàm: rc=rd0,5=36,5°sin53°=nc.sin36,5°

nc=sin53°sin36,5°=1,3426


Câu 38:

20/07/2024

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi F là độ lớn lực tương tác điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K. Khi độ lớn lực tương tác điện giữa electron và hạt nhân là F16 thì êlectron đang chuyển động trên quỹ đạo dừng nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Lực tương tác giữa electron và hạt nhân là lực cu-lông nên: F=ke2r2r=n2.r0F=k.e2n4r02

Khi trên quỹ đạo K thì n=1F=ke2r02     1

Khi trên quỹ đạo có F'=F16ke2n4r02=F161116ke2n4r02n=2


Câu 39:

19/07/2024

Người ta dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân L37i đứng yên, sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γBiết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra bằng:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình phản ứng: 11p+37Li24X+24X

Áp dụng bảo toàn năng lượng ta có: W=WdsauWdtruoc

17,4=2WdXWdp17,4=2WdX1,6WdX=9,5MeV


Câu 40:

21/07/2024

Một sợi dây sắt, mảnh, dài 120 cm căng ngang, có hai đầu cố định. Ở phía trên, gần sợi dây có một nam châm điện được nuôi bằng nguồn điện xoay chiều có tần số 50 Hz. Trên dây xuất hiện sóng dừng với hai bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là:

Xem đáp án

Đáp án A

Một chu kì dòng điện xoay chiều đổi chiều hai lần nên nam châm hút hai lần làm cho dây dao động với tần số gấp 2 lần tần số dòng điện f=fdây=100 Hz

Vì hai đầu cố định nên l=kλ2=k.v2fv=2flk

Vì có 2 bụng nên k=2v=120m/s


Bắt đầu thi ngay