Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 (Đề 3 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
1473 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
31/08/2024Nhiệt độ nước Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, tăng dần từ bắc vào nam nên nhiệt độ nước biển của nước ta cao và tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ trung bình năm: trên .
C đúng
- A sai vì thực tế, nhiệt độ nước Biển Đông tăng dần từ Bắc vào Nam do sự thay đổi vĩ độ và ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới khi tiến gần xích đạo.
- B sai vì thực tế, nhiệt độ nước biển ở Biển Đông cao hơn và tăng dần từ Bắc vào Nam do gần xích đạo hơn.
- D sai vì nhiệt độ nước biển ở Biển Đông thực tế là cao hơn và tăng dần từ Bắc vào Nam do tác động của khí hậu nhiệt đới gần xích đạo.
Nhiệt độ nước Biển Đông có đặc điểm cao và tăng dần từ Bắc vào Nam do ảnh hưởng của vị trí địa lý và các yếu tố khí hậu. Ở phía Bắc, nhiệt độ nước biển bị ảnh hưởng bởi các khối không khí lạnh từ lục địa châu Á, khiến nhiệt độ thấp hơn. Khi di chuyển về phía Nam, khu vực này nằm gần xích đạo, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, dẫn đến nhiệt độ nước biển cao hơn. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các vùng là do sự khác biệt về vĩ độ và mức độ tác động của các yếu tố khí hậu theo mùa.
Câu 2:
26/10/2024Dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Do ảnh hưởng của các dãy núi lan ra sát biển nên dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
*Tìm hiểu thêm: "Đồng bằng ven biển"
- Diện tích: Khoảng 15 000 km2.
- Đặc điểm:
+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
+ Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.
+ Thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.
- Các đồng bằng lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,…
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Câu 3:
22/07/2024Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai từ Biển Đông là
Chọn: D.
Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai từ Biển Đông (Bão, cát bay, cát chảy,...) là khu vực ven biển miền Trung.
Câu 4:
19/07/2024Phần lớn lãnh thổ nước ta có độ cao:
Chọn: C.
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước..
Câu 5:
23/07/2024Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do:
Chọn: D.
Miền Bắc (đặc biệt là khu vực đồng bắc Bắc Bộ) giữa và cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, chủ yếu mưa phùn.
Câu 6:
26/10/2024Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Đai nhiệt đới gió mùa: Ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, miền Nam có độ cao 900-1000m. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng, nền nhiệt cao (trung bình các tháng trên 25oC), độ ẩm thay đổi tùy nơi (từ khô hạn đến ẩm ướt).
*Tìm hiểu thêm: "Tính chất nhiệt đới"
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 7:
19/07/2024Đường bờ biển nước ta kéo dài từ:
Chọn: B.
Đường bờ biển nước ta (3260km) kéo dài từ: Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 8:
19/07/2024Gió mùa Tây Nam hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ áp cao nào sau đây?
Chọn: B.
Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
- Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
- Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
Câu 9:
25/09/2024Tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt chủ yếu do nguyên nhân nào?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt chủ yếu do khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là vùng cửa sông, ven biển.
*Tìm hiểu thêm: "Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo"
a) Ý nghĩa
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng và đa dạng, giữa các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được.
- Môi trường biển rất nhạy cảm trước tác động của con người.
b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
- Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản.
c) Khai thác khoáng sản
- Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở DHNTB.
- Thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 10:
18/07/2024Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Chọn: A.
Vùng núi Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung.
Câu 11:
19/07/2024Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta có giới hạn từ:
Chọn: D.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dạy núi Bạch Mã.
Câu 12:
19/07/2024Cho biểu đồ:
Nhận xét nào đúng với biểu đồ trên:
Chọn: B.
Huế có lượng mưa cao nhất. Gấp 1,7 lần Hà Nội, gấp 1,5 lần T.P Hồ Chí Minh. Hà Nội có lượng mưa thấp nhất, thấp hơn TP Hồ Chí Minh 1,15 lần.
Câu 13:
19/07/2024Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: °C)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giảo dục Việt Nam, 2015)
Chọn: A.
Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội () cao hơn TP. Hồ Chí Minh ().
Câu 14:
21/07/2024Yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta là:
Chọn: B.
Sự phân hóa theo mùa của khí hậu là yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
Câu 15:
18/07/2024Vùng nào sau đây có thủy triều lên cao nhất và lấn vào sâu nhất ở nước ta?
Chọn: D.
Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, đây là Đồng bằng thuờng xuyên bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền nhất là mùa khô.
Câu 16:
23/07/2024Nước ta có thể giao lưu kinh tế thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí:
Chọn: C.
Nước ta có thể giao lưu kinh tế thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí địa kinh tế nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
Câu 17:
08/08/2024Đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có các loại đất chủ yếu là
Đáp án đúng là : A
Đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có các loại đất chủ yếu là đất feralit và đất phù sa.
Trong đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có 2 nhóm đất:
+ Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất cả nước, bao gòm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...
+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan và đá vôi
→ A đúng.B,C,D sai
* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a) Hiện trạng
- Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang, đồi trống tăng.
- Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
- Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.
b) Biện pháp
* Đồi núi
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.
- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
* Đồng bằng
- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
- Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 18:
21/07/2024Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đặc trưng cho vùng khí hậu
Chọn: B.
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 19:
19/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Trung Quốc?
Chọn: A.
Lào Cai là một trong các tỉnh phía Bắc nức ta có đừng biên giới trên đất liền với Trung Quốc.
Câu 20:
19/07/2024Mức độ ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng càng trở nên nghiêm trọng hơn là do
Chọn: D.
Mức độ ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng càng trở nên nghiêm trọng hơn là do . mật độ xây dựng cao do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.
Câu 21:
19/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Thái Bình?
Chọn: D.
Sông Cầu là một con sông thuộc hệ thống sông Thái Bình.
Câu 22:
22/07/2024Nguyên nhân nào đã gây ra mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta vào nửa cuối mùa đông?
Chọn: D.
Vào nửa cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc qua biển thổi vào nước ta mang một lượng hơi ẩm, ây ra mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta.
Câu 23:
19/07/2024Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
Chọn: D.
Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của: đồng bằng sông Hồng
Câu 24:
18/07/2024Tính chất của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
Chọn: C.
Tính chất của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào quá trình xâm thực (mưa làm rửa trôi các bazo dễ tan) - tích tụ (ôxit sắt, ôxit nhôm).
Câu 25:
19/07/2024Nước ta, đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc vì:
Chọn: B.
Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc vì miền Nam có nền nhiệt độ cao hơn (do không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông). Miền Nam có nền nhiệt cao nên cần độ cao cao hơn để đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới gió mùa trên núi.
Câu 26:
21/07/2024Rừng nguyên sinh nước ta hiện nay
Chọn: B.
Ngày nay rừng nguyên sinh ở VN còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc phức tạp hoặc tràng cỏ khô cằn.
Câu 27:
23/07/2024Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là:
Chọn: A.
Tài nguyên rừng của nước ta hiện nay có đặc điểm: tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm, chưa thể phục hồi..
Câu 28:
19/07/2024Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi nước ta, cần
Chọn: C.
Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi nước ta, cần áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí trên đất dốc: trồng cây theo băng, ruộng bậc thang.
Câu 29:
18/07/2024Vùng núi nào của nước ta nằm giữa sông Hồng và sông Cả?
Chọn: C.
Vùng núi Tây Bắc có giới hạn từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
Câu 30:
19/07/2024Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài
Chọn: C.
Biên giới nước ta dài hơn 4600km tiếp giáp với:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
Câu 31:
19/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào sau đây không có ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Chọn: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 (Đất). Đất feralit trên đá vôi không có ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 32:
23/07/2024Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở, đó là vùng
Chọn: B.
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
Câu 33:
23/07/2024Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014
Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Chọn: C.
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị các đối tượng có đơn vị khác nhau là biểu đồ kết hợp; cụ thể diện tích rừng vẽ cột, độ che phủ rừng vẽ đường.
Câu 34:
18/07/2024Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc đã làm cho sông ngòi của vùng có đặc điểm
Chọn: B.
Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc (hướng tây bắc đông nam là chủ yếu, đâm sát ra biển) đã làm cho sông ngòi của vùng có đặc điểm sông ngắn, dốc, có hướng tây bắc – đông nam và tây – đông.
Câu 35:
20/07/2024Mạng lưới sông ngòi nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Chọn: A.
Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm là: Phần lớn là các sông nhỏ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông ngòi giàu phù sa.
Câu 36:
24/08/2024Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất ở nước ta là:
Đáp án đúng là:A
- Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất ở nước ta là Tây Bắc.
+ Vùng Tây Bắc nằm trên địa hình đồi núi, nơi có nhiều đứt gãy địa chất hoạt động mạnh, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các trận động đất.
+ Vùng chịu ảnh hưởng của lực nén từ sự co giãn của vỏ Trái Đất, dẫn đến sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, gây ra động đất.
- Đông Bắc, miền Trung. Nam Bộ là khu vực có động đất rất yếu.
* Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
Thiên tai |
Thời gian |
Khu vực |
Hậu quả |
Biện pháp |
Bão |
Tháng 6 - 11 (mạnh nhất tháng 8, 9, 10). |
Chậm dần từ Bắc vào Nam. |
- Gây thiệt hại lớn về người và của. - Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi. |
- Dự báo chính xác. - Sơ tán dân. - Tích cực phòng chống bão. |
Ngập lụt
|
Tháng 9 - 10. |
- Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông. - Vũng trũng. |
- Ngập úng hoa màu, ruộng đồng. - Gây tắc nghẽn giao thông,… |
- Trồng rừng. - Xây dựng công trình ngăn thủy triều, thoát nước lũ. |
Lũ quét
|
Tháng 6 - 10 (phía Bắc); Tháng 10 - 12 (Hà Tĩnh đến NTB). |
Vùng núi. |
- Thiệt hại về người và của. - Sạt lở đất, cản trở giao thông. |
- Trồng rừng, sử dụng đất hợp lí. - Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ quét. |
Hạn hán
|
Diễn ra vào mùa khô (tùy từng khu vực). |
- Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc. - Tây Nguyên, ĐNB. - BTB và ven biển NTB. |
- Cháy rừng. - Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống sản xuất và sinh hoạt. |
- Xây dựng công trình thủy lợi.
|
Các thiên tai khác |
Diễn ra tùy từng nơi, khu vực và năm (Động đất, lốc, mưa đá,…). |
Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng ven biển |
Ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt. |
Chủ động phòng chống vì các thiên tai này xảy ra bất thường, khó dự báo. |
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Câu 37:
22/07/2024Thế mạnh nào sau đây không phải ở khu vực đồi núi nước ta?
Chọn: A.
Khu vực đồi núi nước ta có nhiều đồi núi, địa hình bị chia cắt, nên giao thông vận tải đường bộ không thuận lợi.
Câu 38:
21/07/2024Bão ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Chọn: C.
Bão ở nước ta có đặc điểm: Mùa bão từ tháng VI đến tháng XI, mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam, đều được hình thành trên Biển Đông
Câu 39:
20/07/2024Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là:
Chọn: C.
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là: vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
Câu 40:
19/07/2024Thiên nhiên nước ta phân hóa theo độ cao là do:
Chọn: B.
Thiên nhiên nước ta phân hóa theo độ cao là do sự phân hóa của khí hậu theo độ cao.
Bài thi liên quan
-
Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 (Đề 1 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 (Đề 2 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 (Đề 4 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 1) (1175 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (44439 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 2) (1915 lượt thi)
- Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 (1472 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 12 có đáp án (Mới nhất) (10612 lượt thi)
- Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án (4089 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 12 (9797 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 (Lần 1) (1067 lượt thi)
- Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 12 có đáp án (Mới nhất) (1005 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 (Lần 2) (751 lượt thi)
- Đề thi Địa Lí Học kì 2 Địa Lí 12 (742 lượt thi)