Bài tập từ trường
Bài tập từ trường
-
240 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Một khung dây tròn bán kính 30 cm gồm 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3 A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây?
Độ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây là:
\[B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{NI}}{R} = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{10.0,3}}{{0,3}} \approx {6,28.10^{ - 6}}\,\,\left( T \right)\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
23/07/2024Cho vòng dây tròn đặt trong từ trường \(\overrightarrow B \)có hướng như hình vẽ. Nếu tăng đều độ lớn của từ trường \(\overrightarrow B \)mà giữ nguyên hướng của nó thì dòng điện xuất hiện trong vòng dây tròn có
Từ hình vẽ ta thấy, \(\overrightarrow B \)hướng từ trong ra ngoài
Khi độ lớn của B tăng, từ trường do dòng điện cảm ứng trong khung dây sinh có tác dụng chống lại sự tăng
→ từ trường của dòng điện cảm ứng hướng từ ngoài vào trong
Áp dụng quy tắc nắm tay phải, dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều cùng chiều kim đồng hồ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
23/07/2024Một dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không mang cường độ dòng điện không đổi. Cảm ứng từ tài điểm M cách dây một khoảng r1có độ lớn bằng B1. Cảm ứng từ tại N cách dây một khoảng r2có độ lớn bằng B2. Cho biết \[2{B_2} = 3{B_1}\;\]và \[|{r_1} - {r_2}| = 3cm\]. Giá trị của r1bằng
Có \[2{B_2} = 3{B_1} \Leftrightarrow 2.\frac{{{{2.10}^{ - 7}}.I}}{{{r_2}}} = 3.\frac{{{{2.10}^{ - 7}}.I}}{{{r_1}}} \Rightarrow 2{r_1} = 3{r_2}\,\,\left( 1 \right)\]
\[ \Rightarrow {r_1} >{r_2} \Rightarrow \left| {{r_1} - {r_2}} \right| = {r_1} - {r_2} \Rightarrow {r_1} - {r_2} = 3cm\,\,\left( 2 \right)\]
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2{r_1} = 3{r_2}}\\{{r_1} - {r_2} = 3cm}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{r_1} = 9cm}\\{{r_2} = 6cm}\end{array}} \right.\)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
23/07/2024Cho mạch điện như hình vẽ, ống dây dài l = 25 cm và \[E = 3V;\;R = r = 3\Omega \;\](Bỏ qua điện trở của cuộn dây) chạy qua đặt trong không khí. Cảm ứng từ bên trong ống dây là 6,28.10-3T. Số vòng dây được quấn trên ống dây là
Cường độ dòng điện qua ống dây là:
\[I = \frac{E}{{R + r}} = \frac{3}{{3 + 3}} = 0,5\,\,\left( A \right)\]
Cảm ứng từ trong lòng ống dây là:
\[\begin{array}{*{20}{l}}{B = 4\pi {{.10}^{ - 7}}\frac{N}{{\rm{l}}}.I \Rightarrow {{6,28.10}^{ - 3}} = 4\pi {{.10}^{ - 7}}\frac{N}{{0,25}}.0,5}\\{ \Rightarrow N = 2498,73 \approx 2500\,\,\left( {vong} \right)}\end{array}\]
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
23/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
Cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không phụ thuộc vào bản chất dây dẫn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
23/07/2024Chọn câu đúng?
Đường sức từ của dòng điện gây ra bởi
Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta có:
+ Cảm ứng từ của dòng điện thẳng là những đường tròn đồng tâm
+ Cảm ứng từ của dòng điện tròn là đường thẳng đi qua tâm, vuông góc với vòng dây
+ Cảm ứng từ trong ống dây là những đường thẳng song song cách đều nhau, đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của ống dây
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
23/07/2024Cho hai dòng điện I1= I2= 6A chạy trong hai dây dẫn dài, song song, cách nhau 30cm theo cùng một chiều (hình vẽ). Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách hai dây lần lượt MO1= 10cm, MO2= 20cm.
Biểu diễn vec tơ cảm ứng từ tổng hợp tại M do hai dòng điện gây ra như hình vẽ.
Ta có: \[\overrightarrow {{B_M}} = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \]
Vì \[\overrightarrow {{B_1}} ,\overrightarrow {{B_2}} \]song song và ngược chiều nhau nên
\[\;{B_M}\; = {\rm{ }}|{B_1}\;--{\rm{ }}{B_2}|\]
Mà \[{B_1} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}}}{{M{O_1}}} = {12.10^{ - 6}}T;{B_2} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_2}}}{{M{O_2}}} = {6.10^{ - 6}}T\]
Nên \[{B_M}\; = {\rm{ }}{6.10^{ - 6}}T\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
23/07/2024Ba dây dẫn thẳng dài được đặt song song trong cùng mặt phẳng thẳng đứng như hình vẽ. Dây 1 và dây 3 được giữ cố định có dòng điện chạy xuống và I1>I3. Xác định chiều của dòng I2nếu dây 2 bị dịch sang phải?
Ta có:
\[{F_{12}} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{a}\]
\[{F_{32}} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_3}{I_2}}}{a}\]
Theo đầu bài ta có: \[{I_1} >{I_3} \to {F_{12}} >{F_{23}}\]
Muốn dây 2 dịch sang phải thì F12phải hướng sang phải
=>F12 là lực đẩy =>I1 và I2 ngược chiều nhau
=>I2 hướng lên
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
23/07/2024Một dây dẫn được uốn thành một khung dây có dạng hình tam giác vuông ABC như hình vẽ.
Đặt khung dây vào trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)song song với cạnh AC. Coi khung dây nằm cố định trong mặt phẳng hình vẽ. Cho AB = 8 cm, AC = 6 cm, B = 5.10-3T, I = 5 A. Lực từ tác dụng lên cạnh BC của khung dây có giá trị:
Lực từ tác dụng lên cạnh BC là \[\overrightarrow {{F_{BC}}} \]có điểm đặt tại trung điểm của BC, có phương vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây, hướng từ trong ra và có độ lớn:
\[{F_{BC}} = I.B.BC.sina = I.B.BC.\frac{{AB}}{{BC}} = {2.10^{ - 3}}N.\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
23/07/2024Một hạt electron với vận tốc ban đầu bằng không, được tăng tốc qua một hiệu điện thế 400 V. Tiếp đó, nó được dẫn vào một miền từ trường với véctơ cảm ứng từ vuông góc với véctơ vận tốc của electron. Quỹ đạo của electron là một đường tròn bán kính R = 7 cm. Độ lớn cảm ứng từ là
Độ biến thiên động năng bằng công ngoại lực
Vận tốc của electron thu được khi tăng tốc bằng hiệu điện thế U là :
\[\frac{1}{2}{m_e}{v^2} = |e|U \Rightarrow \frac{1}{2}{.9,1.10^{ - 31}}.{v^2} = {1,6.10^{ - 19}}.400 \Rightarrow v = {1,186.10^7}m/s\]
Khi electron đi vào từ trường đều, lực Lorenxo đóng vai trò là lực hướng tâm
\[|e|vB = \frac{{{m_e}{v^2}}}{r} \Rightarrow {1,6.10^{ - 19}}{.1,186.10^7}.B = \frac{{{{9,1.10}^{ - 31}}.{{({{1,186.10}^7})}^2}}}{{0,07}}\]
\( \Rightarrow B = {9,6.10^{ - 4}}\; = {\rm{ }}{0,96.10^{ - 3}}T\)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
23/07/2024Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên electron chuyển động trong từ trường đều:
* Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)xuyên vào lòng bàn tay. Chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều của \(\overrightarrow v \). Chiều của f cùng chiều với ngón cái choãi ra 900nếu q >0 và ngược chiều với ngón cái choãi ra 900nếu q < 0.
Đáp án cần chọn là: B
>Câu 12:
23/07/2024Một hạt proton chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \)vào trong từ trường theo phương song song với đường sức từ thì:
Ta có: proton chuyển động theo phương song song với đường sức từ =>lực lorenxơ f = 0
=>Hạt proton không chịu tác dụng của lực lorenxơ =>vận tốc và hướng chuyển động của proton không thay đổi
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
23/07/2024Sau khi được gia tốc bởi hiệu điện thế U=150V, người ta cho electron chuyển động song song với dây dẫn điện dài vô hạn, cường độ I=10A, cách dây dẫn 5mm. Xác định lực lorenxơ tác dụng lên electron. Biết e = -1,6.10-19C, m = 9,1.10-31kg.
+ Theo định lý động năng, ta có:
\[{{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}} = A = \left| q \right|U \leftrightarrow \frac{1}{2}m{v^2} - 0 = \left| q \right|U \to v = \sqrt {\frac{{2\left| q \right|U}}{m}} = {7,263.10^6}m/s\]
+ Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn gây ra tại vị trí electron bay vào chiều hướng từ trong ra ngoài, có độ lớn:
\[B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r} = {4.10^{ - 4}}(T)\]
+ Lực Lorenxơ tác dụng lên electron có:
- Điểm đặt: trên electron
- Phương vuông góc với dây dẫn
- Chiều: ra xa dây dẫn
- Độ lớn: \[f = \left| q \right|vB = {1,6.10^{ - 19}}{.7,263.10^6}{.4.10^{ - 4}} = {4,65.10^{ - 16}}N\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
23/07/2024Hỏi một hạt mang điện có thể chuyển động thẳng với vận tốc không đổi trong từ trường đều được không?
+ Nếu \[\vec v \bot \vec B\]
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{f_{max}} = |q|vB}\\{\overrightarrow f \bot \overrightarrow v }\\{f = {F_{ht}} \leftrightarrow |q|vB = m\frac{{{v^2}}}{R}}\end{array}} \right.\)
=>quỹ đạo của q là một chuyển động tròn
+ Nếu \[\vec v//\vec B\]:
\[\vec f = \vec 0\]=>quỹ đạo của q là một đường thẳng
=>q có chuyển động là chuyển động thẳng đều
+ Nếu \[\left( {\vec v,\vec B} \right) = \alpha \]
=>quỹ đạo của q là một đường xoắn ốc bán kính: \[R = \frac{{{m_q}v\sin \alpha }}{{\left| q \right|B}}\]
Đáp án cần chọn là: C
Có thể bạn quan tâm
- Điện tích - Định luật Culông (286 lượt thi)
- Điện trường (285 lượt thi)
- Điện năng - Công suất điện (205 lượt thi)
- Bài tập về định luật Ôm (277 lượt thi)
- Dòng điện trong kim loại (265 lượt thi)
- Dòng điện trong chất điện phân (288 lượt thi)
- Bài tập từ trường (239 lượt thi)
- Bài tập cảm ứng điện từ (256 lượt thi)
- Mạch R, L, C mắc nối tiếp (224 lượt thi)
- Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều - Hệ số công suất (228 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Con lắc lò xo (401 lượt thi)
- Phóng xạ (365 lượt thi)
- Bài tập sóng cơ (346 lượt thi)
- Đại cương về dao động điều hòa (324 lượt thi)
- Định luật khúc xạ ánh sáng (304 lượt thi)
- Các loại quang phổ (304 lượt thi)
- Tổng hợp dao động điều hòa (269 lượt thi)
- Hiện tượng quang điện trong (269 lượt thi)
- Các loại dao động (265 lượt thi)
- Con lắc đơn (264 lượt thi)