Bài tập sóng cơ
Bài tập sóng cơ
-
355 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình \[u = acos20\pi t\] Trong khoảng thời gian 2s sóng truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?
Ta có: \[T = \frac{{2\pi }}{{20\pi }} = 0,1s\]
2s = 20T
=>Quãng đường sóng truyền đi trong 2s bằng 20 lần bước sóng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
23/07/2024Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng:
Từ đồ thị, ta có:
\[\frac{\lambda }{2} = 33 - 9 = 24cm \to \lambda = 48cm\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
23/07/2024Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz. Người ta thấy hai điểm A,B trên sợi dây cách nhau 200cmcm dao động cùng pha và trên đoạn dây AB có hai điểm khác dao động ngược pha với A. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
2 điểm A, B dao động cùng pha và trên AB có 2 điểm khác dao động ngược pha với A.
\[ \to AB = 2\lambda = 200cm \to \lambda = 100cm\]
Ta có tốc độ truyền sóng:
\[v = \lambda f = 100.500 = 50000cm/s = 500m/s\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
23/07/2024Một sóng ngang có chu kì T = 0,2s truyền trong một môi trường đàn hồi có tốc độ 1m/s. Xét trên phương truyền sóng Ox, vào một thời điểm nào đó một điểm M nằm tại đỉnh sóng thì ở trước M theo chiều truyền sóng, cách M một khoảng từ 42cmm đến 60cm có điểm N đang từ vị tri cân bằng đi lên đỉnh sóng . Khoảng cách MN là:
Bước sóng:
\[\lambda = vT = 1.0,2 = 0,2m\]
Độ lệch pha:
Khi điểm M ở đỉnh sóng, điểm N ở vị trí cân bằng đang đi lên
Theo hình vẽ thì khoảng cách MN
\[MN = \frac{3}{4}\lambda + k\lambda \] với k = 0;1;2;...
\[0,42 < MN = \frac{3}{4}\lambda + k\lambda < 0,60 \to 1,35 < k < 2,25\]
→k = 2
\[ \to MN = \frac{3}{4}\lambda + 2\lambda = 0,55m = 55cm\]
Đáp án cần chọn là: B
>Câu 5:
23/07/2024Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần ba bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li dộ dao động của phần tử tại M là 3cm thì li độ dao động của phần tử tại N là -3cm. Biên độ dao động sóng bằng
Độ lệch pha của hai phần tử \[{\rm{\Delta }}\varphi = \frac{{2\pi d}}{\lambda } = \frac{{2\pi \frac{\lambda }{3}}}{\lambda } = \frac{{2\pi }}{3}\]Vẽ trên vòng tròn lượng giác, ta có:
Từ vòng tròn lượng giác, ta có:
\[\sin \frac{{{\rm{\Delta }}\varphi }}{2} = \frac{3}{A} \Rightarrow A = \frac{3}{{\sin \frac{{{\rm{\Delta }}\varphi }}{2}}} = \frac{3}{{\sin \frac{\pi }{3}}} = 2\sqrt 3 cm\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
23/07/2024Sóng truyền từ điểm M đến điểm O rồi đến điểm N trên cùng một phương truyền sóng với tốc độ v = 20m/s . Cho biết tại O dao động có phương trình \[{u_O} = 4cos(2\pi f - \frac{\pi }{2})cm\;\] và tại hai điểm gần nhau nhất cách nhau 6m trên cùng phương truyền sóng thì dao động lệch pha nhau góc \[\frac{{2\pi }}{3}rad\]. Cho ON = 50cm. Phương trình sóng tại N là
+ Độ lệch pha giữa hai điểm gần nhau nhất cách nhau 6m6m trên phương truyền sóng dao động lệch pha nhau \[{\rm{\Delta }}\varphi = \frac{{2\pi d}}{\lambda } = \frac{{2\pi }}{3}\]
\[ \Rightarrow \lambda = \frac{{2\pi .6}}{{\frac{{2\pi }}{3}}} = 18m\]
Lại có: \[\lambda = \frac{v}{f} \Rightarrow f = \frac{v}{\lambda } = \frac{{20}}{{18}} = \frac{{10}}{9}Hz\]
\[ \Rightarrow \omega = 2\pi f = \frac{{20\pi }}{9}\left( {rad/s} \right)\]
+ Phương trình sóng tại N:
\[{u_N} = 4cos\left( {\frac{{20\pi }}{9}t - \frac{\pi }{2} - \frac{{2\pi .ON}}{\lambda }} \right) = 4\cos \left( {\frac{{20\pi }}{9}t - \frac{{5\pi }}{9}} \right)cm\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
23/07/2024Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử M và O dao động lệch pha nhau?
Từ đồ thị ta có:
+ Bước sóng \[\lambda = 8\]ô
+ Khoảng cách từ O đến M là \[{\rm{\Delta }}x = 3\]ô
=>Độ lệch pha giữa M và O là: \[{\rm{\Delta }}\varphi = \frac{{2\pi x}}{\lambda } = 2\pi .\frac{{3\^o }}{{8\^o }} = \frac{{3\pi }}{4}rad\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
23/07/2024Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng:
Từ đồ thị ta có:
\[\frac{\lambda }{2} = 36 - 12 = 24 \to \lambda = 48cm\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
23/07/2024Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Chu kì của sóng cơ này là 3s. Ở thời điểm t, hình dạng một đoạn của sợi dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử dây cùng nằm trên trục Ox. Tốc độ lan truyền của sóng cơ này là:
Từ đồ thị ta có:
\[\frac{\lambda }{2} = 9 - 3 = 6 \to \lambda = 12m\]
Tốc độ lan truyền sóng:
\[v = \frac{\lambda }{T} = \frac{{12}}{3} = 4m/s\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
23/07/2024Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó, điểm N đang chuyển động:
Theo phương truyền sóng, các phần tử trước đỉnh sóng sẽ đi xuống, sau đỉnh sóng sẽ đi lên.
Từ đồ thị ta có, điểm M sau đỉnh sóng đang đi lên
=>Sóng truyền từ B đến A và N cũng đang đi lên
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
23/07/2024Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây, theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây ở các thời điểm t1và t2= t1+ 0,3s. Chu kì của sóng là:
Từ đồ thị dao động sóng ta có: \[\Delta x{\rm{ }} = {\rm{ }}3\]ô; \[\lambda {\rm{ }} = {\rm{ }}8\]ô
Vận tốc truyền sóng:
\[v = \frac{{{\rm{\Delta }}x}}{{{\rm{\Delta }}t}} = \frac{{3\^o }}{{0,3}}\]
Chu kì dao động sóng:
\[T = \frac{\lambda }{v} = \frac{{8\^o }}{{\frac{{3\^o }}{{0,3}}}} = 0,8{\rm{s}}\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
23/07/2024Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1và S2cách nhau 28 cm có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra sóng kết hợp. Gọi \[{\Delta _1}\] và \[{\Delta _2}\] là hai đường thẳng ở mặt chất lỏng cùng vuông góc với đoạn thẳng S1S2và cách nhau 9 cm. Biết số điểm cục đại giao thoa trên \[{\Delta _1}\]và \[{\Delta _2}\] tương ứng là 7 và 3. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng S1S2là
Ta có hình vẽ:
Từ hình vẽ ta thấy, để trên \[{\Delta _1}\] có 7 cực đại, tại điểm A là cực đại bậc 4
\[ \Rightarrow IA = 4\frac{\lambda }{2} = 2\lambda \]
Trên \[{{\rm{\Delta }}_2}\] có 3 cực đại, tại điểm B là cực đại bậc 2 ⇒\[ \Rightarrow IB = 2\frac{\lambda }{2} = \lambda \]
Khoảng cách giữa \[{{\rm{\Delta }}_1}\] và \[{{\rm{\Delta }}_2}\] là: \[AB = 3\lambda = 9\left( {cm} \right) \Rightarrow \lambda = 3\left( {cm} \right)\]
Số điểm cực đại trên đoạn S1S2là: \[n = 2\left[ {\frac{{{S_1}{S_2}}}{\lambda }} \right] + 1 = 2.\left[ {\frac{{28}}{3}} \right] + 1 = 19\] (cực đại)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
23/07/2024Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 40cm luôn dao động cùng pha, có bước sóng 6cm. Hai điểm CD nằm trên mặt nước mà ABCD là một hình chữ nhật, AD = 30cm. Số điểm cực đại và đứng yên trên đoạn CD lần lượt là
Áp dụng định lí Pitago ta có: DB = CA = 50cm
+ Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn CD bằng số giá trị k nguyên thoả mãn:
\[\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{CB - CA}}{\lambda } \le k \le \frac{{DB - DA}}{\lambda } \Leftrightarrow \frac{{30 - 50}}{6} \le k \le \frac{{50 - 30}}{6}}\\{ \Leftrightarrow - 3,3 \le k \le 3,3 \Rightarrow k = - 3; - 2;...;3}\end{array}\]
Có 7 giá trị của k nguyên thoả mãn nên có 7 cực đại giao thoa
+ Số điểm đứng yên trên đoạn CD bằng số giá trị k nguyên thoả mãn:
\[\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{CB - CA}}{\lambda } - \frac{1}{2} \le k \le \frac{{DB - DA}}{\lambda } - \frac{1}{2}}\\{ \Leftrightarrow \frac{{30 - 50}}{6} - \frac{1}{2} \le k \le \frac{{50 - 30}}{6} - \frac{1}{2}}\\{ \Leftrightarrow - 3,8 \le k \le 2,8 \Rightarrow k = - 3; - 2;...;2}\end{array}\]
Có 6 giá trị của k nguyên thoả mãn nên có 6 điểm đứng yên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
23/07/2024Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số 20Hz. Người ta thấy điểm M dao động cực đại và giữa M với đường trung trực của AB có một đường không dao động. Điểm M thuộc cực đại ứng với
Ta có hình ảnh giao thoa sóng:
Giữa M và đường trung trực của AB có một đường không dao động
⇒ Điểm M thuộc cực đại ứng với k=1.
Đáp án cần chọn là: C
Có thể bạn quan tâm
- Đại cương về dao động điều hòa (336 lượt thi)
- Con lắc lò xo (413 lượt thi)
- Con lắc đơn (271 lượt thi)
- Tổng hợp dao động điều hòa (281 lượt thi)
- Các loại dao động (275 lượt thi)
- Bài tập sóng cơ (354 lượt thi)
- Sóng dừng (264 lượt thi)
- Sóng âm (254 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Phóng xạ (375 lượt thi)
- Mạch dao động LC (372 lượt thi)
- Sóng điện từ (336 lượt thi)
- Các loại quang phổ (313 lượt thi)
- Định luật khúc xạ ánh sáng (313 lượt thi)
- Dòng điện trong chất điện phân (298 lượt thi)
- Điện trường (297 lượt thi)
- Điện tích - Định luật Culông (296 lượt thi)
- Bài tập về định luật Ôm (284 lượt thi)
- Hiện tượng quang điện trong (278 lượt thi)