Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P7)

  • 1531 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

05/08/2024

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Chọn D.

- Chọn lọc tự nhiên không chỉ là nhân tố quy định nhịp độ biến đổ thành phần kiểu gen của quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc (chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa và chọn lọc vận động).

Loại A.

- Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Loại B.

- Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Loại C.

* Tìm hiểu về "Chọn lọc tự nhiên"

a. Khái niệm

- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.

+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giải Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài


Câu 3:

16/07/2024

Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:

  (1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.

  (2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau.

  (3) Không chứa các gen lặn có hại.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương án đúng là 1, 2.

Vì không có các nhân tố tiến hóa tác động nên quần thể sẽ phân hóa thành các dòng thuần và có tần số alen không thay đổi

Các alen lặn có hại đều sẽ được biểu hiện ra kiểu hình nhưng không bị đào thải khỏi quần thể.


Câu 4:

22/07/2024

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với quan điểm hiện tại về chọn lọc tự nhiên?

(1) Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ

(2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tấn số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh vật nhân thực lưỡng bội.

(3) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật.

(4) Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có khả năng định hướng cho quá trình tiến hóa.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các phát biểu không đúng là: (1) (2) (4)

1 - sai, đột biến có hại sẽ bị loại bỏ dần dần, nếu là đột biến do gen lặn gây ra thì nó có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp với tần số rất nhỏ.

2 - sai, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể sinh vật nhân sơ nhanh hơn nhiều lần so với ở quần thể sinh vật nhân thực.

4 - sai, khi môi truờng sống không thay đổi, chọn lọc tự nhiên vẫn tác động để sàng lọc, giữ lại các cá thể thích nghi nhất.


Câu 5:

19/07/2024

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) cỏ lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Đặc điểm điển hình của sinh vật thời kì này là: Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.


Câu 6:

17/07/2024

Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

- Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình, có lợi thì tích lũy có hại thì đào thải, cơ quan thoái hóa vốn đã mất đi chức năng, không lợi cũng không hại nên không chịu tác động đào thải của chọn lọc tự nhiên.

- Do cơ quan thoái hóa không còn chức năng như trước, nên thoái hóa và giảm dần đi cấu tạo.

- Các câu A, B, D sai do không phải “tất cả các đặc điểm” của bố mẹ đều di truyền cho con.


Câu 7:

22/07/2024

Cho các phát biểu sau:

1. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp

2. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau

3. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật từ đó tạo ra loài mới

4. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp

5. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

(1) Sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

(2) Sai vì chướng ngại địa lí mới là nhân tố ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

(3) Sai vì điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi.

(4) Đúng

(5) Sai vì đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, chọn lọc tự nhiên không cung cấp biến dị di truyền.


Câu 8:

23/07/2024

Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây?

1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các gen tương tác thống nhất.

2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.

3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.

4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

- Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở các điểm:

+ Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các gen tương tác thống nhất.

+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẻ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ rang buộc nhau.

+ Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

- Đối với ý 3, chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền đã xuất hiện ở học thuyết của Đacuyn chứ không phải do thuyết tiến hóa hiện đại mở rộng quan niệm của Đacuyn nên ta loại ý này.


Câu 9:

20/07/2024

Khi các nhà nghiên cứu đặt chân đến một hòn đảo giữa đại dương, họ thống kê được tần số các kiểu gen trong quần thể một loài động vật có vú như sau: 0,36AA:0,48Aa:0,16aa (thế hệ P). Sau một thời gian, các nhà khoa học quay trở lại đảo, họ tiếp tục nghiên cứu loài động vật trên và lúc này, khi thống kê họ thấy ở thế hệ F1, tần số các kiểu gen là 0,45AA:0,475Aa:0,075aa. Biết rằng A trội hoàn toàn so với a. Nguyên nhân sự biến động tần số kiểu gen ở loài động vật trên là :

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Nhận xét: sau 1 thế hệ, ta có tỉ lệ:

AA tăng mạnh: 0,36 g 0,45

Aa giảm nhẹ: 0,48 g 0,475

aa giảm mạnh: 0,16 g 0,075

Nhiều khả năng, nguyên nhân của sự biến động này là do: yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền) gây ra.


Câu 12:

19/07/2024

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P:0,20AA+0,30Aa+0,50aa=1

F1:0,30AA+0,25Aa+0,45aa=1

F2:0,40AA+0,20Aa+0,40aa=1

F3:0,55AA+0,15Aa+0,30aa=1

F4:0,75AA+0,10Aa+0,15aa=1

Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Qua các thế hệ chúng ta sẽ thấy tần số alen thay đổi theo hướng tăng dần tần số alen A và giảm tần số alen a. Đồng thời có sự loại bỏ các cá thể mang kiểu hình lặn (aa). Do vậy, tác động chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cá thể mang kiểu hình lặn.


Câu 13:

16/07/2024

Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Homo Neanderthalensis, số phát biểu đúng là:

1. Sống thành bộ lạc.

2. Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.

3. Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.

4. Công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành đao nhọn, rìu mũi nhọn.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Chọn (3), (4).

Câu (1) sai vì người H. Nêanderthalensis mới chỉ sống thành đàn trong hang khoảng từ 50-100 người chưa có đời sống bộ lạc.

Câu (2) sai vì người Nêanderthalensis mới chỉ bước đầu có lối sống văn hóa. Chỉ tới giai đoạn của người hiện đại Homo Sapiens mới có nên văn hóa phức tạp và có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.

Các đặc điểm của người H. Nêanderthalensis là sống thành đàn trong hang, biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật. Họ đã tạo được công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành đao nhọn, rìu mũi nhọn.


Câu 14:

16/07/2024

Đặc điểm khí hậu và thực vật điển hình ở kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ở kỉ Cacbon, đầu kỉ ấm nóng, cuối kỉ khô lạnh. Dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt. Lưỡng cư ngự trị và phát sinh bò sát.

Nhắc đến kỉ Cacbon là nhớ đến dương xỉ. Ở kỉ này không xuất hiện thực vật có hoa mà chỉ xuất hiện thực vật có hạt.


Câu 17:

18/07/2024

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 18:

12/07/2024

Cho các phát biểu sau về CLTN:

(1) CLTN chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động lên kiểu gen.

(2) CLTN là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.

(3) CLTN chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.

(4) CLTN chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không thay đổi tần số alen.

(5) CLTN gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con người.

(6) CLTN không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.

(7) CLTN làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.

(8) CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án: C.

Giải thích:

1 sai vì CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.

2 sai vì đó là vai trò của CLTN.

3 sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện môi trường ổn định. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động để chọn lọc kiểu hình phù hợp nhất giúp sinh vật thích nghi tốt với điều kiện môi trường.

4 sai vì làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.

5 sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.

6 sai vì chọn lọc tự nhiên đã tác động từ giai đoạn tiến hóa hóa học.

7 đúng vì Ecoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực. Sinh vật nhân sơ với hệ gen đơn bội nên các kiểu gen lặn biểu hiện thành kiểu hình, tốc độ sinh sản nhanh giúp chọn lọc tự nhiên nhanh chóng làm thay đổi tần số alen hơn so với tác động lên sinh vật nhân thực.

8 sai vì alen a có thể tồn tại trong quần thể ở dạng Aa với tần số thấp, không biểu hiện ra kiểu hình nên chọn lọc tự nhiên không thể dào thải hết alen lặn.

Lưu ý: So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo:

Nội dung

Chọn lọc tự nhiên

Chọn lọc nhân tạo

Đối tượng

Mọi loài sinh vật.

Cây trồng vật nuôi.

Thời gian bắt đầu

Khi chưa hình thành sự sống, tác động ADN, ARN, sẽ được nhắc tới trong chương Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất.

Khi con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi.

Động lực

Đấu tranh sinh tồn.

Nhu cầu thị hiếu của con người.

Kết quả

Hình thành loài mới.

Hình thành thứ mới và nòi mới.

Thích nghi

- Sinh vật hoang dại thích nghi với môi trường sống của chúng.

- Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của sinh vật trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.

- Vật nuôi, cây trồng thích nghi với điều kiện canh tác và nhu cầu sống của con người.

- Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng.




Câu 19:

19/07/2024

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,25

0,5

0,25

F2

0,28

0,44

0,28

F3

0,31

0,38

0,31

F4

0,34

0,32

0,34

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Để xác định được quần thể đang chịu sự tác động của nhân tố tiến hóa nào thì ta phải dựa vào tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua từng thế hệ:

1.                 Qua các thế hệ từ F1 đến F4 ta thấy:

+ Tần số alen từ F1 đến F4 không thay đổi (đều có A = 0,5; a = 0,5).

+ Tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.

Quần thể trên đang chịu sự tác động của nhân tố giao phối không ngẫu nhiên.


Câu 20:

23/07/2024

Khi nói về cơ quan tương đồng, có mấy ví dụ sau đây là đúng?

(1)   Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt      

(2). Củ khoai lang và củ khoai tây,

(3)   Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng         

(4). Chân chuột chũi và chân dế dũi,

(5) Vòi hút của bướm và mỏ chim ruồi

(6) Cánh dơi và cánh chim

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ quan tương đồng là những cơ quan cùng nguồn gốc ở loài tổ tiên ban đầu.

Các cặp cơ quan tương đồng gồm có 1 và 6.

Củ khoai lang (rễ) và khoai tây (thân củ) là cơ quan tương tự.

3 là cơ quan tương tự vì gai cây hoàng liên là biến dạng của lá và cây hoa hồng lại do sự phát triển của biểu bì thân.

Các cặp còn lại là cơ quan tương tự.


Câu 22:

19/11/2024

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hóa nhỏ là quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

*Tìm hiểu thêm: "Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn"

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Tiêu chí

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

Định nghĩa

- Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Quy mô

Phạm vi phân bố tương đối hẹp.

Quy mô rộng lớn.

Thời gian

Thời gian lịch sử tương đối ngắn.

Thời gian địa chất rất dài.

Phương thức nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học.

Kết quả

Hình thành loài mới.

Hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

 


Câu 23:

13/07/2024

Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:

(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.

(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.

(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.

(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.

(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.

(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.

Xem đáp án

Đáp án B

1. (1), (4), (5) là cách li trước hợp tử (không có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng để tạo hợp tử).

(2), (3), (6) là cách li sau hợp tử vì đã có sự thụ tinh tạo hợp tử, tuy nhiên hợp tử bị chết hoặc hợp tử tạo con lai nhưng con lai có sức sống yếu, hoặc là con lai khỏe mạnh nhưng bất thụ.


Câu 25:

18/07/2024

Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 26:

05/09/2024

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu sau đây là đúng?

(1) Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong loài

(2) Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(3) Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

(4) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen trong loài.

Phát biểu (1) sai.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.

Phát biểu (2) sai.

- Yếu tố ngẫu nhiên và hiện tượng di nhập gen là các nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

Phát biểu (3) sai.

- Phát biểu (4) đúng.

A đúng.

* Tìm hiểu "CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ"

- Các nhân tố làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hoá.

- Khi tần số allele bị thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tần số của các kiểu gene trong quần thể. Tuy nhiên, có nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể.

- Các nhân tố tiến hoá bao gồm: đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

1. Đột biến

- Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.

- Tần số đột biến tự phát thường rất thấp nên không làm thay đổi đáng kể tần số allele của quần thể.

- Tuy nhiên, mỗi cá thể có rất nhiều gene và số lượng cá thể trong một quần thể khá lớn nên đột biến có vai trò làm phong phú vốn gene của quần thể, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

2. Phiêu bạt di truyền

- Phiêu bạt di truyền là quá trình thay đổi tần số allele của quần thể, gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

- Yếu tố ngẫu nhiên có thể là các yếu tố môi trường, bão tố, lũ lụt, hoả hoạn,... làm chết các cá thể, bất kể chúng mang các gene có lợi hay có hại.

- Phiêu bạt di truyền thường làm biến mất một loại allele nào đó khỏi quần thể bất kể allele đó là có lợi, có hại hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele càng mạnh.

- Trong tự nhiên, phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số allele của quần thể khi một số ít cá thể phát tán đi nơi khác thành lập nên quần thể mới, hoặc quần thể bị các yếu tố thiên tai làm chết hàng loạt cá thể và chỉ còn một số ít sống sót tạo nên quần thể mới.

3. Dòng gene

- Dòng gene (di – nhập gene) là sự di chuyển các allele vào hoặc ra khỏi quần thể thông qua sự di chuyển của các cá thể hữu thụ hoặc các giao tử của chúng.

- Dòng gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định.

- Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể bởi dòng gene phụ thuộc vào sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận. Sự chênh lệch càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh.

- Ngoài ra, sự thay đổi tần số allele bởi dòng gene còn phụ thuộc vào hệ số nhập cư (m) là lớn hay nhỏ.

+ Hệ số nhập cư là tỉ số giữa số cá thể nhập vào quần thể nhận trên tổng số các cá thể của quần thể nhận sau khi nhập cư.

+ Hệ số nhập cư càng lớn thì tần số allele của quần thể nhận thay đổi càng mạnh.

- Dòng gene có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể khi đưa thêm allele mới vào quần thể.

4. Chọn lọc tự nhiên

- Dưới góc độ của thuyết tiến hoá tổng hợp, chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng dần tần số allele và tần số kiểu gene quy định đặc điểm thích nghi trong quần thể, đồng thời làm giảm dần tần số allele và tần số các kiểu gene quy định các đặc điểm không thích nghi.

- Các yếu tố của môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc) tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gene của cá thể trong quần thể.

- Mức độ thay đổi tần số allele bởi chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào loại allele và áp lực chọn lọc.

- Chọn lọc tác động lên cá thể có kiểu hình trội sẽ làm thay đổi tần số allele trội nhanh hơn so với tác động lên cá thể có kiểu hình lặn.

- Khi điều kiện môi trường thay đổi càng mạnh (áp lực chọn lọc cao) thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele càng nhanh và ngược lại.

- Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định nên làm giảm sự đa dạng di truyền (nghèo vốn gene) của quần thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

5. Giao phối không ngẫu nhiên

- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn.

- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.

- Trong giao phối cận huyết, các cá thể có quan hệ họ hàng càng gần gũi giao phối với nhau thì tần số kiểu gene đồng hợp ở đời sau càng tăng nhanh.

- Vì vậy, giao phối không ngẫu nhiên luôn làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại


Câu 28:

19/07/2024

Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương án A sai vì đại Nguyên sinh chiếm thời gian dài nhất.

Phương án B sai vì đại Trung sinh được đặc trưng bởi hưng thịnh của bò sát khổng lồ nhưng bò sát khổng lồ được phát sinh ở đại Cổ sinh.

Phương án C sai vì thú và chim được phát sinh ở đại Tân sinh.


Câu 30:

20/07/2024

Trong những cơ chế hình thành loài sau:

(1) Hình thành loài bằng cách li địa lí.                  

(2) Hình thành loài bằng cách li tập tính.

(3) Hình thành loài bằng cách li sinh thái.

(4) Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa.

Có bao nhiêu cơ chế có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các cơ chế xảy ra ở cả động vật và thực vật là (1) (3) (4).

Lai xa và đa bộ hóa có thể xảy ra ở những động vật sinh sản theo hình thức trinh sản.

Cách li tập tính chỉ diễn ra ở động vật.


Câu 31:

21/07/2024

Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò: Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.


Câu 32:

21/07/2024

Sự kiện không diễn ra ở đại cổ sinh là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sự kiện không diễn ra ở đại cổ sinh là A, sự phát sinh của sinh vật nhân thực cổ nhất diễn ra ở đại Nguyên sinh.


Câu 34:

12/07/2024

Xét các nhân tố tiến hóa

(1). Đột biến    

(2). Giao phối ngẫu nhiên 

(3). Chọn lọc tự nhiên (CLTN)                                        

(4). Các yếu tố ngẫu nhiên                                         

(5). Di nhập gen

S nhân tố có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các phát biểu đúng: 1 và 5

(1).Do đột biến gen sẽ làm thay đổi thành phần hoặc cấu trúc của gen vì vậy nó tạo ra alen mới mà quần thể chưa có

(5). Di nhập gen là hiện tượng trao đổi giao tử hoặc alen giữa các quần thể, vì vậy có thể mang đến alen mới cho quần thể hoặc alen có sẵn trong quần thể

(2). Giao phối ngẫu nhiên không tạo alen mới mà chỉ tổ hợp các alen để tạo ra các kiểu gen

(3). CLTN không tạo alen mới mà chỉ mang nhiệm vụ sàng lọc và làm tăng số lượng các KG quy định KH thích nghi trong quần thể

(4). Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen theo hướng alen trở lên phổ biến trong quần thể hoặc bị loại bỏ hoàn toàn


Câu 35:

19/07/2024

Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1). Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

(2). Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng

(3). Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa

(4). Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau

Xem đáp án

Chọn đáp án B

- Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi tần số alen và thành phần kiểu gen quần thể thay đổi, hình thành nên loài mới

- Cơ quan tương đồng là các cơ quan bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên, và chúng có thể thực hiện chức năng rất khác nhau

- Khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện

Như vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa

- Cơ quan tương tự là các cơ quan mặc dù thực hiện những chức năng giống nhau nhưng chúng không bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc

Vậy có 3 ý đúng là 2, 3, 4


Câu 37:

21/07/2024

Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về Kỷ Đệ tam của đại Tân sinh?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

 D sai vì Homo habilis được tìm thấy ở kỉ Đệ Tứ.


Câu 38:

21/07/2024

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, khẳng định nào dưới đây là chính xác?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khi hình thành nòi khác khu vực có sự trao đổi vốn gen giữa các nòi địa lí → không cách li sinh sản → chưa hình thành được loài mới.

B sai, đơn vị của tiến hóa là quần thể

C sai, kể cả khi điều kiện môi trường không thay đổi thì quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của CLTN

D sai hình thành loài mới và hình thành các đặc điểm thích nghỉ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.


Câu 39:

22/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương án B đúng, giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể trong trường hợp quần thể chỉ bao gồm những dòng thuần, ví dụ như những loài tự thụ phấn trong tự nhiên.

Phương án C, D đúng.

Phương án A sai vì GP không làm thay đổi tần số.

Phương án phù hợp là A.


Câu 40:

20/07/2024

Phát biểu nào sau đây về môi trường và nhân tố sinh thái là không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các phương án A, B, D đúng.

Phương án C sai vì các nhân tố sinh thái tác động theo kiểu tổng hợp, tức là có thể cùng chiều hoặc ngược chiều, khác với kiểu cộng gộp là cùng chiều.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương