Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P5)
-
1592 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Đặc điểm về cấu tạo cơ thể xuất hiện sau cùng và chỉ có ở nhánh tiến hóa của loài người mà không có ở nhánh tiến hóa hình thành nên các loài khác là:
Đáp án C
- Có lồi cằm liên quan đến tiếng nói, xuất hiện sau cùng, chỉ gặp ở dạng người Neanđectan và người hiện đại.
Câu 2:
18/07/2024Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình sau:
Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
Cho một số phát biểu sau về con đường hình thành loài này:
(1) Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.
(2) Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.
(3) Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.
(4) Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên, cách li địa lý và cách li cơ học.
Số phát biểu không đúng là:
Đáp án C
Con đường hình thành loài này là con đường địa lý vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.
(1) sai vì con đường địa lý gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật.
(2) sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.
(3) sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lý do khác khu phân bố.
(4) Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên (sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lý (eo biển) và cách li cơ học (cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau).
Câu 3:
22/07/2024Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
Đáp án C
Phát biểu không đúng là : C
Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây nên những biến đổi của cơ thể sinh vật là học thuyết tiến hóa của Lamac .
Câu 4:
23/07/2024Điều gì là đúng với các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
(2) Chúng đều là quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
(3) Chúng luôn dẫn đến sự thích nghi.
(4) Chúng đều làm phong phú vốn gen của quần thể.
Đáp án C
(1) đúng vì chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
(2) đúng vì chúng đều là quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
(3) sai vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới luôn dẫn đến sự thích nghi.
(4) sai vì yếu tố ngẫu và di cư làm nghèo vốn gen của quần thể.
Câu 5:
17/07/2024Khi nói về nhân tố tiến hoá, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đối tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là
Đáp án B
(1) (2) (4) (5) đúng.
(3) sai, vì đột biến làm tăng đa dạng di truyền, còn di gen làm giảm đa dạng tại quần thể mà các cá thể di gen.
Câu 6:
19/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên?
Đáp án A
Phương án B đúng, giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể trong trường hợp quần thể chỉ bao gồm những dòng thuần, ví dụ như những loài tự thụ phấn trong tự nhiên.
Phương án C, D đúng.
Phương án A sai vì GP không làm thay đổi tần số.
Câu 7:
18/07/2024Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể.
(3) Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
(4) Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể.
(5) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
Đáp án B
Các đặc điểm (1), (2) có ở cả yếu tố ngẫu nhiên và CLTN.
Đặc điểm (3) chỉ có ở CLTN.
Đặc điểm (4), (5) chỉ có ở yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 8:
21/07/2024Hiện tượng di nhập gen
Đáp án C
Phương án A sai vì chỉ có đột biến gen mới có thể tạo ra alen mới, còn di nhập gen chỉ có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể do quá trình nhập gen.
Phương án B sai vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.
Phương án C đúng vì sự di nhập của các cá thể sẽ là giảm bớt sự phân hóa kiểu gen và tần số alen giữa các quần thể khác nhau của cùng một loài.
Phương án D sai vì di nhập gen phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể.
Câu 9:
21/07/2024Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các dạng người tổ tiên?
(1) Có đời sống văn hóa và tôn giáo.
(2) Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.
(3) Dáng đứng thẳng.
(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.
(5) Có lồi cằm.
(6) Chi năm ngón
Đáp án B
Trong các dạng người tổ tiên, cần loại trừ Homo neanderthalesis (người Neanđectan) vì không phải tổ tiên trực tiếp của loài người.
Chỉ có hai đặc điểm (1) (có đời sống văn hóa và tôn giáo) và (5) (có lồi cằm) là chưa có ở nhóm người trước đó là Homo erectus.
Câu 10:
21/07/2024Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là?
Đáp án B
Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là : đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể
-Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, kể cả các kiểu gen có lợi và có hại
-Chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng quần thể bằng cách loại bỏ đi các kiểu gen không thích nghi được với môi trường
Câu 11:
21/07/2024Cho bảng sau đây về các nhân tố tiến hóa và các thông tin tương ứng:
Nhân tố tiến hóa |
Đặc điểm |
(1) Đột biến |
(a) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. |
(2) Giao phối không ngẫu nhiên |
(b) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa. |
(3) Chọn lọc tự nhiên |
(c) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi |
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên |
(d) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. |
(5) Di nhập gen |
(e) Có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể. |
Tổ hợp ghép đúng là:
Đáp án B
Tổ hợp ghép đúng là : 1-b,2-d,3-a,4-c,5-e
Câu 12:
23/07/2024Các sự kiện phát sinh cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ nào sau đây?
Đáp án A
Các sự kiện phát sinh cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ Cacbon và kỉ Phấn trắng.
Câu 13:
17/07/2024Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa làm phong phú, vừa làm nghèo vốn gen của quần thể?
Đáp án D
Đột biến chỉ làm phong phú vốn gen của quần thể.
Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố chỉ làm nghèo vốn gen của quần thể.
Nhân tố tiến hóa có thể vừa làm phong phú, vừa làm nghèo vốn gen của quần thể là di nhập gen. Chọn D.
Câu 14:
19/07/2024Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là:
Đáp án A
Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là đều có thể tạo ra biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa, không làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa, không làm thay đổi cả tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng đồng hợp, giảm dị hợp.
Câu 15:
21/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
Đáp án B
Phương án A sai vì phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Phương án C sai vì một cá thể không được xem là loài mới, loài chỉ xuất hiện khi ít nhất có một quần thể.
Phương án D sai vì hình thành loài mới ở thực vật không thể diễn ra bằng con đường cách li tập tính, hình thức này chỉ gặp ở động vật.
Phương án B đúng vì hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.
Câu 16:
20/07/2024Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?
Đáp án D
Phương án D sai vì cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lý (sông, núi, biển...) ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
Câu 17:
06/08/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
Đáp án đúng là: C
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen, thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng đồng hợp giảm dị hợp.
A sai.
- Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần của quần thể.
B sai.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, một alen trội có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
C đúng.
- Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách chậm chạp.
D sai.
* Tìm hiểu về "Các nhân tố tiến hóa"
- Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
1. Đột biến
a. Khái niệm
- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), có thể dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.
b. Vai trò của đột biến đối với tiến hóa
- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:
+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến sẽ rất quan trọng đối với sự tiến hoá vì nó cung cấp nguồn biến dị di truyền là các đột biến gen – nguyên liệu tiến hóa sơ cấp và chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.
+ Đột biến gen tạo ra các alen mới → Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên vì:
+ Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.
+ Qua giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến cho alen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen vô hại, trong môi trường mới có thể đột biến lại trở nên có sức sống và thích nghi cao hơn.
2. Di – nhập gen
a. Khái niệm
- Di nhập gen (dòng gen) là hiện tượng các quần thể có sự trao đổi các cá thể (thường gặp ở động vật) hoặc các giao tử (thường gặp ở thực vật).
b. Vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa
- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 2 quần thể đồng thời:
+ Tốc độ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.
+ Nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các alen mới) hoặc có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể). Ngược lại, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể thì cũng làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi.
- Sự di nhập gen có thể làm hợp nhất các quần thể sống cạnh nhau thành một quần thể có cấu trúc di truyền thống nhất, các quần thể sai khác nhau tiến đến giống nhau hơn.
3. Chọn lọc tự nhiên
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
b. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Các yếu tố ngẫu nhiên gây ra sự biến đổi đột ngột cấu trúc di truyền của quần thể:
+ Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định (1 alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể).
+ Làm thay đổi cấu trúc di truyền nhanh chóng đặc biệt đối với quần thể có kích thước nhỏ.
- Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kỳ yếu tố nào làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có chọn lọc là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thường lựa chọn để cặp đôi và giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu hình khác.
- Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên: giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối đối với động vật; tự thụ phấn đối với thực vật.
Giao phối có chọn lọc
Giao phối gần Tự thụ phấn
b. Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp.
- Kết quả tác động của giao phối không ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Câu 18:
23/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
A, B, C đúng.
D- sai vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần KG của quần thể, không làm thay đổi tần số alen
Câu 19:
21/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Đáp án B
Tất cả các ý (1), (2), (3), (4) đều đúng.
Câu 20:
20/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.
(3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
Đáp án B
(1), (2) đúng.
(3) sai. CLTN không làm xuất hiện các alen mới.
(4) sai. CLTN làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 21:
22/07/2024Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án D.
D sai: Vì điều kiện địa lí (khí hậu, địa hình,…) đóng vai trò là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
Những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật là do đột biến, giao phối tạo ra các biến dị.
Câu 22:
17/07/2024Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C.
A. Sai. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật có khả năng phát tán mjanh.
B. Sai. Cách li địa lí rất lâu có thể vẫn không hình thành nên loài mới.
D. Sai. Cách li địa lí gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Câu 23:
20/07/2024Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định?
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên
III. Các yếu tố ngẫu nhiên
IV. Di – nhập gen.
Chọn đáp án B.
CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Theo đó, trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn.
Các nhân tố tiến hóa còn lại làm biến đổi tầng số tương đối của các alen không theo hướng xác định, mà xảy ra vô hướng, ngẫu nhiên.
Câu 24:
22/07/2024Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, Lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?
Chọn đáp án A.
Ở kỉ Cacbon thuộc đại cổ sinh, Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, Lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
Câu 25:
14/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu biểu sau đây đúng?
I. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
II. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
Chọn đáp án C.
Chỉ có phát biểu số III đúng.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình thông qua đó mới làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó CLTN không làm thay đổi một cách đột ngột thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không phải lúc nào cũng dẫn tới diệt vong quần thể, trong một số trường hợp do tác động của yếu tố ngẫu nhiên, khiến số lượng cá thể còn lại ít, vào thế “cổ chai” nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì nó sẽ có thể phát triển số lượng cá thể và trở thành một quần thể lớn và qua đó hình thành nên quần thể mới. Mặt khác sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên còn phụ thuộc vào kích thước quần thể, nếu kích thước quần thể càng nhỏ thì sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên càng rõ rệt và ngược lại.
- Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, CLTN và di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 26:
02/10/2024Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng tiến hóa trực tiếp vì có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm.
II. Cơ quan tương đồng chỉ phản ánh hướng tiến hóa phân li mà không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
III. Tất cả các sinh vật từ virut, vi khuẩn đến động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào nên bằng chứng tế bào học phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
IV. Cơ quan tương tự là loại bằng chứng tiến hóa trực tiếp và không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
Đáp án đúng là: D
- I, IV sai: chỉ có bằng chứng hóa thạch mới là bằng chứng trực tiếp.
- II sai: cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa đồng quy.
- III sai: virut chưa có cấu tạo tế bào.
Cả 4 đáp án đều sai.
Chọn D.
* Tìm hiểu "Các bằng chứng tiến hóa"
1. Bằng chứng hóa thạch
- Hoá thạch là tàn tích như xương, xác sinh vật trong hổ phách, trong băng tuyết hay dấu vết của sinh vật trong các lớp đá. Hoá thạch cũng có thể là các sinh vật đã hoá đá do xác sinh vật bị các lớp trầm tích bao bọc, chất hữu cơ phân huỷ được thay thế bởi calcium cùng các khoáng chất khác nhưng vẫn giữ được hình dạng, đặc điểm cấu trúc hình thái của sinh vật.
- Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy các loài sinh vật đã từng tồn tại, tiến hoá như thế nào theo thời gian cũng như vị trí phân bố của chúng trên Trái Đất. Ở những khu vực có địa tầng ổn định, không bị xáo trộn, hoá thạch càng nằm sâu dưới lòng đất có tuổi càng cao. Tuổi của hoá thạch có thể được xác định thông qua lượng đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc trong đá bao quanh hoá thạch. Khi xếp các hoá thạch thành dãy theo tuổi từ già nhất đến trẻ nhất, người ta sẽ có được bằng chứng về sự thay đổi của các sinh vật trong quá trình tiến hoá.
- Một số hoá thạch cho thấy các dạng sống trung gian chuyển tiếp giữa các nhánh sinh vật đã từng tồn tại trong quá khứ. Ví dụ: Hoá thạch chim đầu tiên (Archaeopteryx) được tiến hoá từ bò sát vẫn còn răng của loài khủng long ăn thịt, sống cách đây khoảng 165 triệu năm với đuôi có các đốt sống.
2. Bằng chứng giải phẫu so sánh
Những đặc điểm giống nhau giữa các loài sinh vật do cùng thừa hưởng các gene từ tổ tiên chung được gọi là các cấu trúc tương đồng (hay cơ quan tương đồng). Ví dụ: Chim và các loài động vật có vú như người, mèo, cá voi, ngựa, dơi đều có bốn chi với trình tự sắp xếp các bộ phận của xương chi giống nhau mặc dù đã có những biến đổi thích nghi với các chức năng khác nhau (H 19.2).
- Một số cấu trúc/cơ quan ở sinh vật không có chức năng rõ ràng nhưng rất giống với cấu trúc vốn có chức năng nhất định ở loài tổ tiên được gọi là cấu trúc/ cơ quan thoái hoá.
Ví dụ: Ở người, ruột thừa, lông trên bề mặt cơ thể được xem là những cấu trúc thoái hoá. Cá voi có cấu trúc xương thoái hoá, là dấu vết của xương chi sau ở tổ tiên bốn chân sống trên cạn.
- Cấu trúc thoái hoá cũng là một loại cấu trúc tương đồng.
- Đặc điểm giống nhau giữa các loài nhưng không phải là do được thừa hưởng những gene từ tổ tiên chung mà là do tác động của môi trường sống được gọi là cấu trúc/ cơ quan tương tự.
3. Bằng chứng tế bào học và phân tử
a. Bằng chứng tế bào học
Có rất nhiều bằng chứng ở cấp độ tế bào cho thấy mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và các tế bào đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau như màng tế bào, vùng nhân/nhân, tế bào chất. Các hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở các tế bào cơ bản là giống nhau.
b. Bằng chứng phân tử
- Các tế bào của mọi sinh vật đều có các thành phần phân tử hoá học cơ bản như nhau. Vật chất di truyền của các tế bào đều là DNA, mã di truyền về cơ bản được dùng chung cho các loài, protein ở hầu hết các loài đều được cấu tạo từ 20 loại amino acid. Các loài có họ hàng càng gần gũi thì trình tự nucleotide của các gene và trình tự amino acid trong phân tử protein của chúng càng giống nhau.
- Đôi khi các loài có những đặc điểm khác nhau nhưng bằng chứng phân tử cho thấy chúng có quan hệ họ hàng. Ví dụ: Một số loài cá ở Nam Cực được gọi là cá băng, là những loài thuộc họ Channichthyidae, bộ Perciformes có thân trong suốt như pha lê do không có hemoglobin. Tuy nhiên, trong hệ gene của chúng vẫn có gene quy định hemoglobin bị đột biến mất chức năng. Điều đó chứng tỏ các loại cá băng đã tiến hoá từ loài cá có hemoglobin.
- Bằng chứng phân tử không chỉ giúp làm sáng tỏ mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật mà còn có thể giúp truy tìm nguồn gốc xuất xứ của các chủng trong cùng một loài. Ví dụ: So sánh trình tự nucleotide của DNA ti thể ở các chủng tộc khác nhau của loài người đã cho thấy, loài người được sinh ra từ châu Phi rồi di cư đến các châu lục khác.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 27:
26/11/2024Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên trái đất. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: -A sai vì đại nguyên sinh chiếm thời gian dài nhất.
-B sai vì đại Trung sinh được đặc trưng bởi hưng thịnh của bò sát khổng lồ nhưng bò sát khổng lồ được phát sinh ở đại Cổ sinh.
C sai vì chim và thú phân hóa ở đại Tân sinh nhưng được phát sinh ở đại Trung sinh.
*Tìm hiểu thêm: "Quá trình tiến hóa tiền sinh học"
- Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành nên những tế bào sống đầu tiên:
+ Các đại phân tử như lipit, prôtêin, các axit nuclêic,… xuất hiện trong nước và tập trung với nhau → Do đặc tính kị nước, các phân tử lipit hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử tạo thành các giọt nhỏ → Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các giọt nhỏ sẽ tiến hóa dần tạo nên các tế bào sơ khai.
+ Khi tế bào sơ khai đã hình thành, chọn lọc tự nhiên sẽ tác động lên tập hợp các phân tử (tế bào sơ khai) như một đơn vị thống nhất → Tế bào sơ khai có khả năng trao đổi chất và năng lượng, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp của mình thì sẽ được giữ lại và nhân rộng.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
Câu 28:
17/07/2024Khi nói về cách li địa lí, có bao nhiêu nhận định sau đây sai?
I. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thế được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
II. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng có thể vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.
III. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
IV. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
Đáp án A.
Ý 4 sai, 1,2,3 đúng.
-Các quần thể cách ly địa lí sẽ hình thành sự khác biệt về vốn gen nếu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tiến hóa là khác nhau và yếu tố môi trường địa lí khác nhau tác động lên, nhưng cách li địa lí chưa chắc đã dẫn tới cách li sinh sản để hình thành loài mới.
Cách li địa lí là những trở ngại về địa lí ngăn cản các quần thể giao phối và có thể xảy ra đối với các loài có khả năng di cư, phát tán hoặc ít di cư đều có thể xảy ra.
Câu 29:
22/07/2024Đối với quần thế có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng?
Đáp án C.
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen trong quần thể một cách nhanh chóng.
Câu 30:
18/07/2024Cho bảng sau đây về các nhân tố tiến hóa và các thông tin tương ứng:
Nhân tố tiến hóa |
Đặc điểm |
(1) Đột biến |
(a) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định |
(2) Giao phối không ngẫu nhiên |
(b) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa. |
(3) Chọn lọc tự nhiên |
(c) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi. |
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên |
(d) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. |
(5) Di nhập gen |
(e) Có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thế. |
Tổ hợp ghép đúng là:
Đáp án B.
Câu 31:
18/07/2024Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ?
Đáp án D.
Ý A sai vì tiến hóa nhỏ giúp hình thành loài; ý B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng; ý C sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tuơng đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 32:
19/07/2024Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại?
Đáp án D.
Trong các hình thức cách li nói trên thì cách li sinh sản bao gồm các hình thức cách li còn lại.
Câu 33:
21/07/2024Trong giai đoạn nguyên thủy của khí quyển Trái Đất không có khí nào sau đây?
Đáp án B.
Khí quyển nguyên thủy chưa có sự sống, chưa có Oxi.
Câu 34:
19/07/2024Cơ quan thoái hoá mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Có bao nhiêu giải thích đúng?
I. Gen quy định cơ quan thoái hoá liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan họng.
II. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan có hại.
III. Cơ quan thoái hoá không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
IV. Thời gian tiến hoá chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.
Đáp án A.
Có 3 điều giải thích đúng là (I), (III), (IV).
(II) sai. Vì nếu cơ quan thoái hóa là những cơ quan có hại thì qua nhiều thế hệ đã bị CLTN loại bỏ.
Câu 35:
16/07/2024Có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?
I. Các cá thể giao phối với nhau nhưng con lai bị bất thụ.
II. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau.
III. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng.
IV. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án A.
Các dạng cách li:
a) Cách li địa lí (cách li không gian):
Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển...
Khoảng cách đại lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể.
Phân hóa vốn gen của quần thể.
b) Cách li sinh sản:
Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học. Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
Cách li trước hợp tử:
Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
+ Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau. + Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.
+ Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.
+ Cách li cơ học: do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
- Cách li sau hợp tử:
Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
+ Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.
Câu 36:
17/07/2024Các bằng chứng tiến hóa thường cho kết quả chính xác hơn cả về hai loài hiện đang sống là có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với nhau và chúng được tách nhau ra từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao nhiêu năm là?
Chọn đáp án B.
Câu 37:
05/08/2024Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: D
- Chọn lọc tự nhiên không chỉ là nhân tố quy định nhịp độ biến đổ thành phần kiểu gen của quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc (chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa và chọn lọc vận động).
D đúng.
- Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống lại alen trội.
A sai.
- Chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
B sai.
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C sai.
* Tìm hiểu về "Chọn lọc tự nhiên"
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Giải Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Câu 38:
21/07/2024Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ nào sau đây?
Chọn đáp án A.
Câu 39:
21/07/2024Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án C.
Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật, diễn ra từ từ qua các dạng trung gian. Trong phương thức này, cách lí địa lí là nhân tố đầu tiên tạo điều kiện cho sự phân hóa các quần thể trong loài gốc. Các điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
Câu 40:
15/07/2024Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (quần thể thích nghi), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.
II. Chọc lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi
Chọn đáp án B.
Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố: đột biến, giao phối và CLTN. Đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú, trong đó các biến dị có lợi hoặc có hại khác nhau trong môi trường sống nhất định của quần thể. Quá trình giao phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tạo ra vô số biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp, trong đó có thể có những tổ hợp gen thích nghi. Từ một quần thể ban đầu, các cá thể có thể xuất hiện các đột biến có giá trị lợi hoặc hại khác nhau mang tính cá biệt.
Bài thi liên quan
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P8)
-
22 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa (2910 lượt thi)
- Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (1591 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (1800 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (1576 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 25 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (1492 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29 (có đáp án): Quá trình hình thành loài (709 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 28 (có đáp án): Loài (590 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 30 (có đáp án):Quá trình hình thành loài (tiếp theo) (315 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 31 (có đáp án): Tiến hóa lớn (309 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 27 (có đáp án): Quá trình hình thành quần thể thích nghi (260 lượt thi)