Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
-
1560 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái đất?
I. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học chưa chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
II. Sinh vật đầu tiên được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
III. Hiện nay ARN không thể mang thông tin di truyền.
IV. Tế bào nguyên thủy là cơ thể sống đầu tiên của Trái đất.
Chọn A
Giải thích:
I sai, giai đoạn tiến hóa tiền sinh học có chịu tác động của CLTN.
II sai, sinh vật đầu tiên ở giai đoạn tiến hóa sinh học.
III sai, ở 1 số loài virus ARN là vật chất di truyền.
IV đúng.
Vậy có 1 ý đúng.
Câu 2:
23/07/2024Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về tiến hoá nhỏ?
I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ
II. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
III. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
IV. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
Đáp án: A
Giải thích:
Ý sai : III – Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể nghiên cứu trực tiếp.
Câu 4:
12/07/2024Ý có nội dung đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên là. Giao phối không ngẫu nhiên là?
Chọn A.
Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có định hướng ở cấp do giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
Câu 5:
23/07/2024Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
(1) Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
(2) Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
(3) Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
(4) Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo chi tiết không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
Chọn A.
Nội dung 1 sai. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của thân, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của lá.
Nội dung 2 sai. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương tự do cùng thực hiện chức năng là bay nhưng có nguồn gốc khác nhau.
Nội dung 3 sai. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp là cơ quan tương tự.
Nội dung 4 đúng.
Vậy có 1 nội dung đúng.
Câu 6:
13/07/2024Trong các hiện tượng dưới đây, có bao nhiêu hiện tượng nói về sự cách li sau hợp tử.
(1) Cừu giao phối với dê có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết ngay.
(2) Hai loài thực vật có thời gian ra hoa khác nhau.
(3) Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
(4) Hai loài côn trùng có tập tính giao phối khác nhau.
Chọn A
Cách li sau hợp tử là hợp tử được tạo ra nhưng bị chết hoặc hợp tử phát triển bình thường nhưng không sinh sản được.
Các hiện tượng là cách li sau hợp tử là:
(1) Cừu giao phối với dê có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
Vậy có 2 trường hợp.
Câu 7:
23/07/2024Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li gì?
Chọn B
Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li: cơ học thuộc cách li trước hợp tử.
Câu 9:
20/07/2024Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?
I. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
II. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
III. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen lặn hay chống lại alen trội.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, dẫn đến làm biến đổi tần số alen của quần thể.
Chọn D
Nội dung 1 sai. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen lặn vì alen trội chỉ cần 1 alen có trong kiểu gen đã biểu hiện thành kiểu hình còn alen lặn thì chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp.
Nội dung 2 sai. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh, hệ gen đơn bội.
Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 sai. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.
Câu 10:
12/07/2024Có bao nhiêu ví dụ về hướng tiến hóa hội tụ?
I. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
II. Cánh dơi và cánh bướm.
III. Chi trước của mèo và tay người.
IV. Chi trước của chó sói và chi trước của voi.
Chọn A
Tiến hóa hội tụ phản ánh qua cơ quan tương tự.
Cơ quan tương tự là các cơ quan cùng thực hiện một chức năng giống nhau nhưng không cùng nguồn gốc.
Các dạng tiến hóa hội tụ là: 1, 2
Gai xương rồng là biến dạng của lá còn gai hoa hồng là biến dạng của thân.
Cánh dơi là biến dạng của chi trước của thú còn cánh bướm có nguồn gốc từ phần trước ngực của côn trùng
Câu 11:
13/07/2024Quá trình tiến hóa nhỏ có đặc điểm
Chọn C
Tiến hóa nhỏ (tiến hóa vi mô, microcvolution) là quá trình biến đổi thành phần kiểu trên của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến và biến dị tổ hợp có lợi, sự cách ly di truyền giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc. Kết quả là sự hình thành loài mới.
Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Trong các đặc điểm trên, C đúng, còn lại:
- Tiến hóa nhỏ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Tiến hóa nhỏ diễn ra trên phạm vi hẹp, thời gian ngắn.
- Tiến hóa nhỏ cần sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu 12:
12/07/2024Một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa là?
Chọn A.
Câu 13:
19/07/2024Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định?
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Di – nhập gen.
Chọn B
Trong các nhân tố trên, chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số tương đối của alen theo một hướng xác định.
Các nhân tố I, III, IV làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định.
Câu 14:
22/07/2024Cho các phát biểu sau đây:
I. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
II. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
III. Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
Đáp án: C
Giải thích:
Nội dung 1, 3, 4 đúng.
Nội dung 2 sai. CLTN luôn tác động kể cả khi môi trường thay đổi hay không thay đổi.
Câu 15:
20/07/2024Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là?
Chọn A
Theo Đacuyn, sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định là nguyên liệu chủ yếu tiến hóa. Chọn lọc tự nhiên vừa đào thải những cá thể mang những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
Câu 17:
15/07/2024Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
I. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
II. Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
III.Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.
IV. Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
Số câu trả lời đúng là:
Chọn B
Yếu tố ngẫu nhiên và CLTN đều làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể nên đều là các nhân tố tiến hóa. Nội dung 1 đúng.
Đây là hai nhân tố tiến hóa làm giảm đa dạng của quần thể vì đều loại bỏ các kiểu gen ra khỏi quần thể. Nội dung 4 đúng.
Nội dung 2 sai. CLTN không phải là quá trình ngẫu nhiên.
Nội dung 3 sai. Yếu tố ngẫu nhiên không dẫn đến sự thích nghi.
Có 2 nội dung đúng.
Câu 18:
19/07/2024Cho các đặc điểm sau của các nhân tố tiến hoá:
I. Làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
II. Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
III. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
IV. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Trong các đặc điểm trên, nhân tố giao phối không ngẫu nhiên có mấy đặc điểm?
Đáp án: D
Giải thích:
Ý đúng là II và IV
Câu 19:
14/07/2024Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên:
Chọn D
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp tác động lên kiểu hình của cơ thể, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 20:
05/09/2024Quá trình giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì?
Đáp án đúng là: C
- Nhân tố tiến hóa cơ bản là những nhân tố có khả năng làm thay đổi tần số alen hoặc thành phần kiểu gen hoặc vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- Giao phối ngẫu nhiên chưa được coi là nhân tố tiến hóa cơ bản vì quần thể giao phối ngẫu nhiên có sự ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen; tạo trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.
→ C đúng.
* Tìm hiểu "CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ"
- Các nhân tố làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hoá.
- Khi tần số allele bị thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tần số của các kiểu gene trong quần thể. Tuy nhiên, có nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể.
- Các nhân tố tiến hoá bao gồm: đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
1. Đột biến
- Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.
- Tần số đột biến tự phát thường rất thấp nên không làm thay đổi đáng kể tần số allele của quần thể.
- Tuy nhiên, mỗi cá thể có rất nhiều gene và số lượng cá thể trong một quần thể khá lớn nên đột biến có vai trò làm phong phú vốn gene của quần thể, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Phiêu bạt di truyền
- Phiêu bạt di truyền là quá trình thay đổi tần số allele của quần thể, gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
- Yếu tố ngẫu nhiên có thể là các yếu tố môi trường, bão tố, lũ lụt, hoả hoạn,... làm chết các cá thể, bất kể chúng mang các gene có lợi hay có hại.
- Phiêu bạt di truyền thường làm biến mất một loại allele nào đó khỏi quần thể bất kể allele đó là có lợi, có hại hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele càng mạnh.
- Trong tự nhiên, phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số allele của quần thể khi một số ít cá thể phát tán đi nơi khác thành lập nên quần thể mới, hoặc quần thể bị các yếu tố thiên tai làm chết hàng loạt cá thể và chỉ còn một số ít sống sót tạo nên quần thể mới.
3. Dòng gene
- Dòng gene (di – nhập gene) là sự di chuyển các allele vào hoặc ra khỏi quần thể thông qua sự di chuyển của các cá thể hữu thụ hoặc các giao tử của chúng.
- Dòng gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định.
- Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể bởi dòng gene phụ thuộc vào sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận. Sự chênh lệch càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh.
- Ngoài ra, sự thay đổi tần số allele bởi dòng gene còn phụ thuộc vào hệ số nhập cư (m) là lớn hay nhỏ.
+ Hệ số nhập cư là tỉ số giữa số cá thể nhập vào quần thể nhận trên tổng số các cá thể của quần thể nhận sau khi nhập cư.
+ Hệ số nhập cư càng lớn thì tần số allele của quần thể nhận thay đổi càng mạnh.
- Dòng gene có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể khi đưa thêm allele mới vào quần thể.
4. Chọn lọc tự nhiên
- Dưới góc độ của thuyết tiến hoá tổng hợp, chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng dần tần số allele và tần số kiểu gene quy định đặc điểm thích nghi trong quần thể, đồng thời làm giảm dần tần số allele và tần số các kiểu gene quy định các đặc điểm không thích nghi.
- Các yếu tố của môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc) tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gene của cá thể trong quần thể.
- Mức độ thay đổi tần số allele bởi chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào loại allele và áp lực chọn lọc.
- Chọn lọc tác động lên cá thể có kiểu hình trội sẽ làm thay đổi tần số allele trội nhanh hơn so với tác động lên cá thể có kiểu hình lặn.
- Khi điều kiện môi trường thay đổi càng mạnh (áp lực chọn lọc cao) thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele càng nhanh và ngược lại.
- Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định nên làm giảm sự đa dạng di truyền (nghèo vốn gene) của quần thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn.
- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.
- Trong giao phối cận huyết, các cá thể có quan hệ họ hàng càng gần gũi giao phối với nhau thì tần số kiểu gene đồng hợp ở đời sau càng tăng nhanh.
- Vì vậy, giao phối không ngẫu nhiên luôn làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Câu 21:
18/07/2024Nhận định nào sau đây là đúng khi đề cập đến nhiễm sắc thể giới tính?
Chọn C
Cặp NST giới tính ở các động vật khác nhau là khác nhau, nhiễm sắc thể giới tính mang gen quy định giới tính và mang gen quy định cả các tính trạng thường.
Câu 22:
20/07/2024Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát không đúng khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh?
I. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
II. Xương chi trước của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau.
III. Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động.
IV. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá.
Chọn A
(1) sai, đây là bằng chứng sinh học phân tử.
(2) đúng.
(3) đúng.
(4) đúng.
Vậy các ý đúng là (2), (3), (4).
Câu 23:
12/07/2024Cho các cặp cơ quan sau:
I. Chân chuột chũi và chân dế chũi.
II. Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng.
III. Gai cây hoa hồng và gai cây xương rồng.
IV. Nọc độc của rắn và nọc độc của bọ cạp.
Số cặp cơ quan tương tự là
Chọn D
Cơ quan tương tự là các cơ quan có chức năng giống nhau nhưng khác nhau về nguồn gốc.
Cả 6 cặp cơ quan trên đều là cơ quan tương tự.
Câu 24:
14/07/2024Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của các li trước hợp tử?
Chọn A
Chỉ có 1 trường hợp là cách li trước hợp tử, còn lại là cách li sau hợp tử.
Câu 25:
22/07/2024Nhân tố nào dưới đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền cho quần thể?
Chọn D
Biến dị di truyền có thể là biến dị tổ hợp, đột biến..
- Quá trình đột biến → Tạo ra đột biến (Đột biến gen hoặc đột biến NST) di truyền được.
- Giảm phân và thụ tinh: Tạo ra biến dị tổ hợp: Đây là cơ chế di truyền của sinh sản hữu tính → biến dị Di truyền
- Trao đổi chéo và di nhập gen: Trao đổi chéo tạo ra các kiểu gen mới → Tăng nguồn biến dị tổ hợp. Còn Di nhập gen: Có thể làm xuất hiện thêm các gen mới nhập cư vào quần thể → Có thể tăng nguồn biến dị tổ hợp
- Còn chọn lọc tự nhiên thực chất là phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các thể trong quần thể chứ không làm xuất hiện các biến dị di truyền.
Câu 26:
14/07/2024Cho các nhân tố sau :
I. Chọn lọc tự nhiên.
II. Giao phối ngẫu nhiên.
III. Giao phối không ngẫu nhiên.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhân tố nói trên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể ?
Chọn C
Các nhân tố nói trên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể là: (1), (3), (4).
Câu 27:
19/07/2024Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Chọn C.
Câu 29:
20/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên kiểu gen nhưng không tác động trực tiếp lên kiểu hình.
Chọn A
Chỉ có phát biểu I đúng.
- II sai vì nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số tương đối của các alen trong quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.
- III sai vì nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, chọn lọc tự nhiên. Trong đó đột biến có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể, chọn lọc tự nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
- IV sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen.
Câu 30:
17/07/2024Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm nghèo vốn gen của quần thể?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Đột biến.
III. Giao phối không ngẫu nhiên.
IV. Giao phối ngẫu nhiên.
Chọn B
Các nhân tố sau đây có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 31:
19/07/2024Ví dụ nào sau đây thuộc loài cách li sau hợp tử?
Chọn B
Cách li sau hợp tử là hiện tượng hợp tử bị chết hoặc cơ thể con không có khả năng sinh sản. Trong 4 ví dụ mà đề bài đưa ra, ví dụ B là cách li sau hợp tử. Các ví dụ A, C và D đều là cách li trước hợp tử.
Câu 32:
21/07/2024Làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định là tác động của?
Chọn D.
Câu 33:
22/07/2024Trong các nhân tố tiến hóa sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Di – nhập gen.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên.
Chọn D.
Câu 34:
12/07/2024Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hóa nhỏ?
I. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
II. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
III. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
IV. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
Chọn B
– Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
– Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới .
– Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ, thời gian lịch sử ngắn, trong phạm vi một loài.
Xét các phát biểu của đề bài:
Nhận định 1 đúng.
Nhận định 2 đúng vì vốn gen của quần thể thực chất chính là tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.
Nhận định 3 sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất tương đối ngắn, có thể nghiên cứu trực tiếp.
Nhận định 4 đúng.
Vậy có 1 nhận định không đúng về tiến hóa nhỏ là các nhận định 3.
Câu 35:
20/07/2024Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Chọn D.
Câu 36:
21/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Chọn B
Chỉ có phát biểu II đúng.
- I sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- III sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không dẫn tới tiêu diệt quần thể.
- IV sai vì khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 37:
18/07/2024Cho các phát biểu sau đây :
I. Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
III. Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
Chọn B
(1) đúng.
(2) đúng.
(3) đúng.
(4) đúng.
Vậy cả 4 nội dung đều đúng.
Câu 38:
21/07/2024Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là?
Chọn C.
Câu 39:
21/07/2024Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là:
Chọn D
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.
Đột biến, chọn lọc tự nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
→ Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là đều làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
Câu 40:
02/12/2024Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: - A sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn.
- B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ quần thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
- D sai vì tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, từ đó dẫn đến hình thành loài mới ở tất cả các loài sinh vật.
*Tìm hiểu thêm: "Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn"
Tiêu chí |
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
Định nghĩa |
- Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. |
- Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. |
Quy mô |
Phạm vi phân bố tương đối hẹp. |
Quy mô rộng lớn. |
Thời gian |
Thời gian lịch sử tương đối ngắn. |
Thời gian địa chất rất dài. |
Phương thức nghiên cứu |
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. |
Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học. |
Kết quả |
Hình thành loài mới. |
Hình thành các nhóm phân loại trên loài. |
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Bài thi liên quan
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P8)
-
22 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa (2890 lượt thi)
- Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (1559 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (1771 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (1548 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 25 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (1467 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29 (có đáp án): Quá trình hình thành loài (698 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 28 (có đáp án): Loài (564 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 30 (có đáp án):Quá trình hình thành loài (tiếp theo) (310 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 31 (có đáp án): Tiến hóa lớn (304 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 27 (có đáp án): Quá trình hình thành quần thể thích nghi (256 lượt thi)