Câu hỏi:
02/12/2024 172Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình tiến hóa của các loài vi sinh vật.
B. Tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ cá thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối rộng, thời gian tương đối dài.
D. Có thể nghiên cứu tiến hóa nhỏ bằng các thực nghiệm khoa học.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: - A sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn.
- B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ quần thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
- D sai vì tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, từ đó dẫn đến hình thành loài mới ở tất cả các loài sinh vật.
*Tìm hiểu thêm: "Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn"
Tiêu chí |
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
Định nghĩa |
- Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. |
- Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. |
Quy mô |
Phạm vi phân bố tương đối hẹp. |
Quy mô rộng lớn. |
Thời gian |
Thời gian lịch sử tương đối ngắn. |
Thời gian địa chất rất dài. |
Phương thức nghiên cứu |
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. |
Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học. |
Kết quả |
Hình thành loài mới. |
Hình thành các nhóm phân loại trên loài. |
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định?
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Di – nhập gen.
Câu 3:
Có bao nhiêu ví dụ về hướng tiến hóa hội tụ?
I. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
II. Cánh dơi và cánh bướm.
III. Chi trước của mèo và tay người.
IV. Chi trước của chó sói và chi trước của voi.
Câu 4:
Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là?
Câu 5:
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
(1) Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
(2) Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
(3) Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
(4) Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo chi tiết không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
Câu 7:
Cho các phát biểu sau đây:
I. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
II. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
III. Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
Câu 8:
Cho các đặc điểm sau của các nhân tố tiến hoá:
I. Làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
II. Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
III. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
IV. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Trong các đặc điểm trên, nhân tố giao phối không ngẫu nhiên có mấy đặc điểm?
Câu 9:
Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
I. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
II. Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
III.Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.
IV. Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
Số câu trả lời đúng là:
Câu 10:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên:
Câu 11:
Cho các cặp cơ quan sau:
I. Chân chuột chũi và chân dế chũi.
II. Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng.
III. Gai cây hoa hồng và gai cây xương rồng.
IV. Nọc độc của rắn và nọc độc của bọ cạp.
Số cặp cơ quan tương tự là
Câu 12:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái đất?
I. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học chưa chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
II. Sinh vật đầu tiên được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
III. Hiện nay ARN không thể mang thông tin di truyền.
IV. Tế bào nguyên thủy là cơ thể sống đầu tiên của Trái đất.
Câu 13:
Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hóa nhỏ?
I. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
II. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
III. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
IV. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
Câu 15:
Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về tiến hoá nhỏ?
I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ
II. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
III. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
IV. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.