Câu hỏi:
05/08/2024 1,066Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Chọn D.
- Chọn lọc tự nhiên không chỉ là nhân tố quy định nhịp độ biến đổ thành phần kiểu gen của quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc (chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa và chọn lọc vận động).
Loại A.
- Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Loại B.
- Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Loại C.
* Tìm hiểu về "Chọn lọc tự nhiên"
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Giải Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, khẳng định nào dưới đây là chính xác?
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
1. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp
2. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau
3. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật từ đó tạo ra loài mới
4. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp
5. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể
Số phát biểu đúng là:
Câu 4:
Cho các phát biểu sau về CLTN:
(1) CLTN chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động lên kiểu gen.
(2) CLTN là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.
(3) CLTN chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.
(4) CLTN chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không thay đổi tần số alen.
(5) CLTN gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con người.
(6) CLTN không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.
(7) CLTN làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.
(8) CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?
Câu 5:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) cỏ lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
Câu 6:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
F1 |
0,25 |
0,5 |
0,25 |
F2 |
0,28 |
0,44 |
0,28 |
F3 |
0,31 |
0,38 |
0,31 |
F4 |
0,34 |
0,32 |
0,34 |
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Câu 7:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các phát biểu sau đây:
I. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là lí do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
IV. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu 8:
Cho các thông tin về hóa thạch:
(1) Loài cá Phổi có hình dạng gần như không thay đổi trong suốt hàng triệu năm tiến hóa nên chúng được xem như là "hóa thạch sống".
(2) Từ hóa thạch, người ta có thể biết được lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của các loài.
(3) Hóa thạch là dẫn liệu giúp nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất.
(4) Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp cho ta thây mối quan hệ tiến hóa giữa các loài.
Các thông tin đúng về hóa thạch là:
Câu 9:
Xét các nhân tố tiến hóa
(1). Đột biến
(2). Giao phối ngẫu nhiên
(3). Chọn lọc tự nhiên (CLTN)
(4). Các yếu tố ngẫu nhiên
(5). Di nhập gen
Số nhân tố có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể là
Câu 10:
Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về Kỷ Đệ tam của đại Tân sinh?
Câu 11:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể
(3) Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ
(4) Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể
(5) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
Câu 12:
Những bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
(4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào
Câu 13:
Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.
Câu 14:
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu sau đây là đúng?
(1) Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong loài
(2) Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
(4) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 15:
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(2). Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng
(3). Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa
(4). Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau