Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 7 (có đáp án): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
-
482 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là
Đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: A.
Câu 2:
19/07/2024Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ
Nhờ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên ở nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: B.
Câu 3:
31/10/2024Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là
Đáp án đúng là: C
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phù sa ngọt lớn nhất ở nước ta hiện nay với khoảng 1,2 triệu ha.
→ C đúng
- A sai vì chúng chủ yếu được hình thành từ địa hình đồi núi và có ít sông lớn mang phù sa đến. Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống sông ngòi dày đặc, liên tục bồi đắp phù sa từ các con sông lớn, tạo ra diện tích đất phù sa rộng lớn và màu mỡ hơn.
- B sai vì mặc dù có nguồn phù sa dồi dào từ sông Hồng, diện tích của nó vẫn nhỏ hơn so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt và diện tích rộng lớn hơn, dẫn đến lượng phù sa bồi tụ nhiều hơn.
- D sai vì diện tích của nó tương đối nhỏ và hạn chế do địa hình núi non, không bằng phẳng như các đồng bằng khác. Hơn nữa, lượng phù sa bồi tụ ở đây không nhiều do ảnh hưởng của các dòng chảy từ các sông ngắn và mùa mưa, lũ không kéo dài như ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được coi là khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta nhờ vào đặc điểm địa hình và hệ thống sông ngòi phong phú. Khu vực này có mạng lưới sông ngòi dày đặc, với nhiều con sông lớn như sông Mekong, sông Tiền, và sông Hậu, cùng với các nhánh của chúng. Hệ thống sông này không chỉ mang lại lượng phù sa dồi dào từ thượng nguồn mà còn giúp tạo ra một môi trường bồi tụ đất đai màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp.
ĐBSCL cũng có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa kéo dài và lượng mưa lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại cây trồng. Đặc biệt, vùng này nổi tiếng với sản xuất lúa gạo, làm cho nó trở thành “vựa lúa” của cả nước. Diện tích đất phù sa lớn không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm phong phú mà còn hỗ trợ đa dạng sinh học, giúp duy trì các hệ sinh thái phong phú trong khu vực. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại đã tạo nên đặc trưng nổi bật của ĐBSCL là khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất ở Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Giải Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 4:
13/12/2024Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là
Đáp án đúng là: C
Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, có nhiều giá trị tuy nhiên phân bố không đều trong năm và thường gây lũ lụt, hạn hán gây ra thiệt hại rất lớn về người và của.
→ C đúng
- A sai vì nước ta chủ yếu có nguồn nước mặt phong phú như sông, suối, hồ, còn nguồn nước ngầm hạn chế do tình trạng khai thác quá mức và chất lượng nước ngầm không đảm bảo.
- B sai vì các vùng thiếu nước có thể dựa vào các giải pháp điều phối và đầu tư hạ tầng để cải thiện.
- D sai vì nguồn nước từ các con sông vẫn có thể được sử dụng thông qua các hệ thống lấy nước phù hợp.
*) Các nhân tố tự nhiên
a) Tài nguyên khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao.
- Thuận lợi:
+ Cây trồng phát riển quanh năm.
+ Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Hạn chế:
+ Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.
+ Khó khăn cho thu hoạch,...
+ Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán,…
Nhiều địa phương ở phía Bắc nước ta thường có băng giá về mùa đông
b) Tài nguyên nước
- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.
- Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.
- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Giải Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 5:
06/10/2024Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì
Đáp án đúng là : B
- Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
Nguyên nhân chủ yếu thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì tài nguyên nước phân bố không đồng đều trong năm, có thời kì xảy ra khô hạn nghiêm trọng. Đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Các nhân tố tự nhiên
Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.
a) Tài nguyên đất
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.
- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.
+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày.
+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
- Thuận lợi: Cơ cấu cây trồng đa dạng; Nơi đất tập trung hình thành vùng chuyên môn hóa.
- Hạn chế: Diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp. Đất ngập mặn, nhiễm mặn, nhiễm phèn cần cải tạo lớn.
b) Tài nguyên khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao.
- Thuận lợi:
+ Cây trồng phát riển quanh năm.
+ Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Hạn chế:
+ Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.
+ Khó khăn cho thu hoạch,...
+ Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán,…
c) Tài nguyên nước
- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.
- Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.
- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.
d) Tài nguyên sinh vật
Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 6:
10/10/2024Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì
Đáp án đúng là : C
- Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
- Các đáp án khác,không phải là lý do chính dẫn đến nền nông nghiệp nước ta có tính mùa vụ.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Các nhân tố tự nhiên
Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.
a) Tài nguyên đất
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.
- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.
+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày.
+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
- Thuận lợi: Cơ cấu cây trồng đa dạng; Nơi đất tập trung hình thành vùng chuyên môn hóa.
- Hạn chế: Diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp. Đất ngập mặn, nhiễm mặn, nhiễm phèn cần cải tạo lớn.
b) Tài nguyên khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao.
- Thuận lợi:
+ Cây trồng phát riển quanh năm.
+ Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Hạn chế:
+ Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.
+ Khó khăn cho thu hoạch,...
+ Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán,…
c) Tài nguyên nước
- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.
- Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.
- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.
d) Tài nguyên sinh vật
Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.
2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, có vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.
a) Dân cư và lao động nông thôn
- Lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, khoảng 43,5% (năm 2019).
- Lao động nông thôn giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo trong lao động.
b) Cơ sở vật chất - kĩ thuật
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.
- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 7:
16/07/2024Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì
Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.
Đáp án: A.
Câu 8:
11/11/2024Thuận lợi của khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm nước ta là
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Mặt thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước và làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
*Tìm hiểu thêm: "Tài nguyên khí hậu"
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao.
- Thuận lợi:
+ Cây trồng phát riển quanh năm.
+ Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Hạn chế:
+ Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.
+ Khó khăn cho thu hoạch,...
+ Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán,…
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 9:
16/07/2024Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?
Sự phát triển nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu thị trường. Nếu mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Đáp án: A.
Câu 10:
02/10/2024Hiện nay nhà nước đang khuyến khích
Đáp án đúng là: B
Hiện nay nhà nước đang khuyến khích người nông dân phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
B đúng
- A sai vì việc này có thể dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học. Nhà nước thường ưu tiên bảo vệ tài nguyên rừng và khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- C sai vì nhiều hợp tác xã đang gặp khó khăn về quản lý và kinh tế, dẫn đến việc khuyến khích nông dân tham gia chưa thực sự hiệu quả.
- D sai vì điều này có thể dẫn đến mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.
Hiện nay, nhà nước đang khuyến khích phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu vì điều này không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản có thể tạo ra nguồn thu lớn cho quốc gia, đồng thời tạo ra việc làm cho nông dân và các ngành liên quan như chế biến, vận chuyển và phân phối.
Ngoài ra, việc xuất khẩu còn giúp các nhà sản xuất trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế, từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh và cải thiện chất lượng sản phẩm. Nhà nước cũng thường xuyên hỗ trợ nông dân thông qua các chính sách ưu đãi, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới và cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa. Điều này không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp quốc gia. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu nông sản cũng có thể giúp nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, từ đó góp phần vào phát triển kinh tế quốc gia.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Giải Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài thi liên quan
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 7 (có đáp án): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (521 lượt thi)
- Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (481 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 15 (có đáp án): Thương mại và du lịch (873 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 9 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản (715 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 13 (có đáp án): Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ (622 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 14 (có đáp án): Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (620 lượt thi)
- Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (618 lượt thi)
- Bài 15: Thương mại và du lịch (617 lượt thi)
- Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (575 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 8 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp (567 lượt thi)
- Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (511 lượt thi)
- Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (497 lượt thi)