Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 3)

(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 3)

(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 3)

  • 360 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024
“Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) trong phong trào

Câu 3:

23/07/2024
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã

Câu 4:

19/07/2024
Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 - 1945 đến cuối tháng 12 - 1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp khó khăn nào sau đây?

Câu 6:

24/09/2024
Sự thành lập của tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: B sai vì thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á là chỉ nằm trong khu vực Đông Nam Á không ảnh hưởng đến thế giới

*Tìm hiểu thêm: "Bối cảnh ra đời của ASEAN"

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 


Câu 8:

23/07/2024
Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1 - 1959) được triệu tập trong bối cảnh nào sau đây?

Câu 9:

20/07/2024
Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là chiến dịch

Câu 12:

20/07/2024
Sự kiện nào sau đây ở khu vực châu Á đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 13:

18/07/2024
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra tổ chức nào sau đây?

Câu 14:

21/07/2024
Kế hoạch Mác-san (6 -1947) còn được gọi là kế hoạch

Câu 15:

09/09/2024
Nội dung nào sau đây là một trong những biện pháp của thực dân Pháp khi triển khai kế hoạch Nava (1953 - 1954) ở Đông Dương?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đó là một biện pháp của thực dân Pháp trong chiến lược quân sự của họ. Phong trào cách mạng 1930-1931 chủ yếu tập trung vào các hoạt động đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác để chống lại chính quyền thực dân và phong kiến.

C đúng 

- A sai vì đây là một chiến lược quân sự của thực dân Pháp, không phải đặc điểm của phong trào cách mạng.

- B sai vì đây là một chiến lược quân sự và chính trị của thực dân Pháp nhằm đối phó với phong trào cách mạng, không phải là đặc điểm của phong trào cách mạng.

- D sai vì đây là một biện pháp của thực dân Pháp nhằm ứng phó với tình hình cách mạng, không phải đặc điểm của phong trào cách mạng.

Kế hoạch Nava (1953-1954) của thực dân Pháp ở Đông Dương bao gồm nhiều biện pháp nhằm củng cố và gia tăng sự kiểm soát của họ đối với khu vực. Một trong những biện pháp quan trọng là tăng cường quân đội ở Đông Dương. Mục tiêu của việc này là tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với sự mở rộng và hoạt động của lực lượng Việt Minh, đặc biệt là sau những thất bại mà Pháp gặp phải trước đó. Việc tăng quân không chỉ nhằm duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ mà còn để thực hiện các cuộc hành quân quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ quan trọng. Đặc biệt, Pháp mong muốn áp đặt một chiến lược quân sự tổng hợp, bao gồm việc xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc và tạo ra những ưu thế quân sự vượt trội để chấm dứt cuộc kháng chiến của Việt Minh và duy trì quyền kiểm soát lâu dài ở Đông Dương.


Câu 16:

20/07/2024
Năm 1912, Phan Bội Châu đã tập hợp những người cùng chí hướng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng ở nước ngoài đã thành lập Việt Nam Quang phục hội.

C đúng 

- A sai vì vào thời điểm đó, Phan Bội Châu đang ở Nhật Bản, chuẩn bị cho các hoạt động chính trị và khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp và Đế quốc Nhật Bản. Năm 1905 là giai đoạn bắt đầu của phong trào Đông Du.

- B sai vì vào thời điểm đó, Phan Bội Châu đang ở Nhật Bản và tập trung vào các hoạt động phản đối thực dân Pháp và Đế quốc Nhật Bản. Năm 1904 Phan Bội Châu lập ra Hội Duy tân.

- D sai vì vào thời điểm đó, Phan Bội Châu đang trong giai đoạn chuẩn bị và hoạt động chống lại sự thống trị của thực dân Pháp và Đế quốc Nhật Bản. Năm 1908, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng cuộc vận động Duy tân.

*) Hoạt động

- Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân ở Quảng Nam.

+ Mục đích: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến.

+ Hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học.

+ Tháng 8/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu. Phong trào tan rã.

- Nguyên nhân thất bại: do các thế lực đế quốc (Nhật - Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.

- Tháng 6/1912, Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội:

+ Tôn chỉ: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

+ Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam,...

+ Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn ít trong khi lực lượng hao tổn khá lớn, nhiều người bị bắt và bị giết.

- Ngày 24/12/1913: Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.

- Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời.

Xem thêm các bài viết hay, liên quan khác:

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam

Giải Lịch sử 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917


Câu 17:

17/07/2024
Một trong những điểm khác của trật tự thế giới hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn là

Câu 18:

17/07/2024
Sau khi Liên Xô tan rã (1991), Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại

Câu 19:

20/07/2024
Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam chấm dứt sau

Câu 20:

28/08/2024
Năm 1959, quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cuba năm 1959 tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa sau khi cuộc cách mạng do Fidel Castro lãnh đạo lật đổ chế độ độc tài Batista, đánh dấu sự ra đời của chính quyền cách mạng.

B đúng 

- A, C, D sai vì các quốc gia này đã tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa trước năm 1959.

Năm 1959, Cuba tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa sau khi cuộc cách mạng do Fidel Castro lãnh đạo thành công. Ngày 1 tháng 1 năm 1959, chế độ độc tài của Fulgencio Batista bị lật đổ, đánh dấu sự ra đời của Cộng hòa Cuba với chính phủ cách mạng đứng đầu là Fidel Castro. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Cuba và thế giới, khi Cuba trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Mỹ Latinh theo chế độ xã hội chủ nghĩa.


Câu 21:

22/07/2024
Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương (1945 - 1954) kết thúc thắng lợi?

Câu 22:

23/07/2024
Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là

Câu 24:

18/07/2024
Đặc trưng nổi bật trong mối quan hệ gia các nước lớn từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2000

Câu 25:

10/09/2024

Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:

+ Việc Mĩ đưa quân viễn chinh Mĩ và quân đội một số nước đồng minh tới tham chiến trực tiếp tại chiến trường miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 - 1968 (khi thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ). Sau khi kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), Mĩ buộc phải rút hết quân viễn chinh Mĩ và quân đội các nước đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam.

+ Trong quá trình xâm lược miền Nam Việt Nam, Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất: 1965 - 1968 và lần thứ hai năm 1972)

=> A, B, C sai

*Tìm hiểu thêm: "Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959)"

- Từ năm 1954, nhận định rõ đế quốc Mĩ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương => Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển đấu tranh chống Pháp sang đấu tranh chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, “phong trào hoàn bình” diễn ra sôi nổi ở miền Nam Việt Nam, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mặt trận chống Mĩ – Diệm được hình thành.

- Từ năm 1958 – 1959, âm mưu xâm lược của Mĩ và bộ mặt phản động của chính quyền Ngô Đình Diệm được bộ lộ rõ => mục tiêu và hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam được mở rộng:

+ Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.

+ Chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”.

+ Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

+ Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

* Hình thức đấu tranh: từ hình thức đấu tranh chính trị, hòa bình chuyển sang đấu tranh dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.


Câu 26:

17/07/2024
Trong thời kì 1945 – 1954, kế sách quân sự “điều địch để đánh địch” được quân dân Việt Nam thực hiện trong
Xem đáp án

Chọn C

Trong thời kì 1945 – 1954, kế sách quân sự “điều địch để đánh địch” được quân dân Việt Nam thực hiện trong

- Chọn đáp án C. cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.

- Trong thời kì 1945 – 1954, kế sách quân sự “điều địch để đánh địch” được quân dân Việt Nam thực hiện trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.


Câu 27:

22/07/2024
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại trở về châu Á dựa trên cơ sở nào sau đây?

Câu 28:

18/07/2024
Nội dung nào sau đây là một trong những tác động từ cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam?

Câu 30:

20/07/2024
Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939 là

Câu 31:

29/09/2024
Một trong những điểm tương đồng giữa tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) với những tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập những năm đầu của thế kỷ XX là đều theo
Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Một trong những điểm tương đồng giữa tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) với những tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập những năm đầu của thế kỷ XX là đều theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Chủ trương tập hợp lực lượng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội là chủ trương của Việt Nam Quốc dân Đảng (1927).

→ A sai.

-Khuynh hướng cách mạng vô sản không phải là chủ trương của cả Việt Nam Quốc dân Đảng (1927) lẫn các tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập.

→ B sai.

- Chủ trương cầu viện sự giúp đỡ từ bên ngoài là chủ trương của các tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập.

→ D sai.

* Việt Nam Quốc dân Đảng.

a. Sự ra đời

- Trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập, do Nguyễn Thái Học,... đứng đầu.

b. Quá trình hoạt động

* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tư sản dân tộc,...

* Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở một số tỉnh Bắc Kì.

* Đường lối đấu tranh:

- Lúc mới thành lập, chưa có cương lĩnh rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.

- Năm 1929, công bố Chương trình hành động, nêu rõ nguyên tắc “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra qua 4 thời kì, nhằm mục đích:

+ Đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua.

+ Thành lập chính phủ cộng hòa, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

* Phương pháp đấu tranh:

- Bạo động vũ trang, nặng về ám sát, khủng bố cá nhân.

- Hoạt động đấu tranh thiên về quân sự, ít chú ý đến tuyên truyền cách mạng, xây dựng cơ sở trong quần chúng.

* Hoạt động tiêu biểu: tổ chức khởi nghĩa yên bái (9/2/1930), nhưng thất bại.

II: Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

- Phan Bội Châu  (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.

* Chủ trương cứu nước:

- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú.

- Dùng bạo lực để giành độc lập.

* Hoạt động tiêu biểu:

- Tổ chức phong trào Đông Du:

+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập; thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

+ Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.

+ Tháng 8/1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp, trục xuất lưu học sinh Việt Nam.

- Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội:

+ Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.

+ Chủ trương: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930


Câu 32:

18/07/2024
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) có điểm chung nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn B

- Chọn đáp án B. Xóa bỏ ách thống trị của thực dân, đế quốc.

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) có điểm chung là đều xóa bỏ ách thống trị của thực dân, đế quốc.


Câu 33:

23/07/2024
Một trong những vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Xem đáp án

Chọn A

- Chọn đáp án A. chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam.

- Một trong những vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam.


Câu 34:

17/07/2024
Nội dung nào sau đây là một trong những điều kiện nảy sinh các khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Xem đáp án

Chọn A

- Chọn đáp án A. Hệ tư tưởng mới, tiến bộ được du nhập vào Việt Nam.

- Hệ tư tưởng mới, tiến bộ được du nhập vào Việt Nam là một trong những điều kiện nảy sinh các khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.


Câu 35:

18/07/2024
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó ở Việt Nam?
Xem đáp án

Chọn A

- Chọn đáp án A. Tấn công trực diện vào hệ thống chính quyền của đế quốc và tay sai.

- Tấn công trực diện vào hệ thống chính quyền của đế quốc và tay sai phản ánh đúng về bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó ở Việt Nam.


Câu 36:

01/10/2024
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, thực tế phong trào yêu nước ở Việt Nam cho thấy quá trình
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích:- Đáp án C, D loại vì vào đầu thế kỉ XX, khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản đã có ở nước, tiêu biểu là hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

- Đáp án A đúng vì trong những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam tiếp tục tiếp thu tư tưởng tư sản làm vũ khí chống Pháp.

*Tìm hiểu thêm: "Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân"

a. Hoạt động của tư sản

- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.

- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:

+ Đảng Lập hiến (do Bùi Quang Chiêu đứng đầu)

+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).

- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.

Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

 


Câu 37:

23/07/2024
Công cuộc xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1951 - 1953) ở Việt Nam đạt được kết quả nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn B

- Chọn đáp án B. Xây dựng được tiềm lực cho cuộc kháng chiến.

- Công cuộc xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1951 - 1953) ở Việt Nam đạt được kết quả là xây dựng được tiềm lực cho cuộc kháng chiến.


Câu 38:

21/07/2024

Nội dung nào sau đây là điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941) so với Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Xem đáp án

Chọn D

- Chọn đáp án D. Thành lập chính quyền nhà nước của đông đảo quần chúng nhân dân.

- Thành lập chính quyền nhà nước của đông đảo quần chúng nhân dân là điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941) so với Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương.


Câu 39:

18/07/2024

Nhân tố chủ quan đưa đến thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng sau ngày 2-9-1945 của Việt Nam là

Xem đáp án

Chọn C

- Chọn đáp án C. ý chí bảo vệ nền độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.

- Nhân tố chủ quan đưa đến thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng sau ngày 2-9-1945 của Việt Nam là ý chí bảo vệ nền độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.


Câu 40:

21/07/2024
Một trong những điểm khác giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là về
Xem đáp án

Chọn D

- Chọn đáp án D. địa bàn mở chiến dịch.

- Một trong những điểm khác nhau của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là về địa bàn mở chiến dịch.


Bắt đầu thi ngay