Câu hỏi:

29/09/2024 596

Một trong những điểm tương đồng giữa tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) với những tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập những năm đầu của thế kỷ XX là đều theo

A. tập hợp lực lượng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội.

B. khuynh hướng cách mạng vô sản.

C. chủ trương cầu viện sự giúp đỡ từ bên ngoài.

D. khuynh hướng dân chủ tư sản

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Một trong những điểm tương đồng giữa tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) với những tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập những năm đầu của thế kỷ XX là đều theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Chủ trương tập hợp lực lượng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội là chủ trương của Việt Nam Quốc dân Đảng (1927).

→ A sai.

-Khuynh hướng cách mạng vô sản không phải là chủ trương của cả Việt Nam Quốc dân Đảng (1927) lẫn các tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập.

→ B sai.

- Chủ trương cầu viện sự giúp đỡ từ bên ngoài là chủ trương của các tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập.

→ D sai.

* Việt Nam Quốc dân Đảng.

a. Sự ra đời

- Trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập, do Nguyễn Thái Học,... đứng đầu.

b. Quá trình hoạt động

* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tư sản dân tộc,...

* Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở một số tỉnh Bắc Kì.

* Đường lối đấu tranh:

- Lúc mới thành lập, chưa có cương lĩnh rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.

- Năm 1929, công bố Chương trình hành động, nêu rõ nguyên tắc “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra qua 4 thời kì, nhằm mục đích:

+ Đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua.

+ Thành lập chính phủ cộng hòa, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

* Phương pháp đấu tranh:

- Bạo động vũ trang, nặng về ám sát, khủng bố cá nhân.

- Hoạt động đấu tranh thiên về quân sự, ít chú ý đến tuyên truyền cách mạng, xây dựng cơ sở trong quần chúng.

* Hoạt động tiêu biểu: tổ chức khởi nghĩa yên bái (9/2/1930), nhưng thất bại.

II: Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

- Phan Bội Châu  (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.

* Chủ trương cứu nước:

- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú.

- Dùng bạo lực để giành độc lập.

* Hoạt động tiêu biểu:

- Tổ chức phong trào Đông Du:

+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập; thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

+ Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.

+ Tháng 8/1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp, trục xuất lưu học sinh Việt Nam.

- Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội:

+ Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.

+ Chủ trương: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nội dung nào sau đây là một trong những điều kiện nảy sinh các khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?

Xem đáp án » 17/07/2024 684

Câu 2:

Công cuộc xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1951 - 1953) ở Việt Nam đạt được kết quả nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 553

Câu 3:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó ở Việt Nam?

Xem đáp án » 18/07/2024 482

Câu 4:

Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 - 1945 đến cuối tháng 12 - 1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp khó khăn nào sau đây?

Xem đáp án » 19/07/2024 432

Câu 5:

Trong thời kì 1945 – 1954, kế sách quân sự “điều địch để đánh địch” được quân dân Việt Nam thực hiện trong

Xem đáp án » 17/07/2024 375

Câu 6:

“Nhiệm vụ mà đoàn thể ủy thác cho chúng ta là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là một nhiệm vụ giao thời. Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi kí, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 89). Nội dung đoạn trích trên là nói về tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án » 21/07/2024 367

Câu 7:

Năm 1912, Phan Bội Châu đã tập hợp những người cùng chí hướng

Xem đáp án » 20/07/2024 303

Câu 8:

Một trong những điểm khác của trật tự thế giới hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn là

Xem đáp án » 17/07/2024 296

Câu 9:

Sự kiện nào sau đây ở khu vực châu Á đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 20/07/2024 288

Câu 10:

Quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa nào sau đây là lực lượng thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án » 17/07/2024 288

Câu 11:

Năm 1959, quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa?

Xem đáp án » 28/08/2024 270

Câu 12:

Nội dung nào sau đây là một trong những biện pháp của thực dân Pháp khi triển khai kế hoạch Nava (1953 - 1954) ở Đông Dương?

Xem đáp án » 09/09/2024 261

Câu 13:

Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là chiến dịch

Xem đáp án » 20/07/2024 234

Câu 14:

Sau khi Liên Xô tan rã (1991), Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại

Xem đáp án » 17/07/2024 230

Câu 15:

Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương (1945 - 1954) kết thúc thắng lợi?

Xem đáp án » 22/07/2024 230

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »