Câu hỏi:
10/09/2024 181
Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là
Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là
A. dựa vào quân đội các nước đồng minh của Mĩ.
B. kết hợp với ném bom phá hoại miền Bắc.
C. có sự tham chiến của quân viễn chinh Mĩ.
D. có sự tham gia của quân đội Sài Gòn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Việc Mĩ đưa quân viễn chinh Mĩ và quân đội một số nước đồng minh tới tham chiến trực tiếp tại chiến trường miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 - 1968 (khi thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ). Sau khi kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), Mĩ buộc phải rút hết quân viễn chinh Mĩ và quân đội các nước đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam.
+ Trong quá trình xâm lược miền Nam Việt Nam, Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất: 1965 - 1968 và lần thứ hai năm 1972)
=> A, B, C sai
*Tìm hiểu thêm: "Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959)"
- Từ năm 1954, nhận định rõ đế quốc Mĩ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương => Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển đấu tranh chống Pháp sang đấu tranh chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, “phong trào hoàn bình” diễn ra sôi nổi ở miền Nam Việt Nam, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mặt trận chống Mĩ – Diệm được hình thành.
- Từ năm 1958 – 1959, âm mưu xâm lược của Mĩ và bộ mặt phản động của chính quyền Ngô Đình Diệm được bộ lộ rõ => mục tiêu và hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam được mở rộng:
+ Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.
+ Chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”.
+ Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
+ Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
* Hình thức đấu tranh: từ hình thức đấu tranh chính trị, hòa bình chuyển sang đấu tranh dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.