Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT DTNT Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT DTNT Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT DTNT Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án

  • 509 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức trong những năm 1928 - 1929 có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức trong những năm 1928 - 1929 có vai trò thúc đẩy tính liên kết của phong trào công nhân. 

Chọn A. 


Câu 2:

22/07/2024

Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến xu thế nào sau đây?

Xem đáp án

Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến xu thế toàn cầu hoá.

Chọn B. 


Câu 3:

22/07/2024

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa. 

Chọn C. 


Câu 4:

22/07/2024

Sự kiện nào sau đây diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn C. 


Câu 5:

22/07/2024

Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin là sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. 

Chọn B. 


Câu 6:

22/07/2024

Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong bối cảnh nào sau đây? 

Xem đáp án

Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong bối cảnh nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. 

Chọn D. 


Câu 7:

22/07/2024

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945?

Xem đáp án

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945 có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945. 

Chọn D. 


Câu 8:

22/07/2024

Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yếu tố làm nảy sinh phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không phải là một trong những yếu tố làm nảy sinh phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Chọn A. 


Câu 9:

22/07/2024

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

Xem đáp án

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước. 

Chọn B. 


Câu 10:

28/08/2024

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) có nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) có nội dung quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

=> A, B, D không phải là nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên"

+ Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: chống đế quốc, chống phong kiến.

+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,...

+ Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có: tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.

+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.


Câu 11:

22/07/2024

Trong công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?

Xem đáp án

Trong công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ. 

Chọn D. 


Câu 12:

22/07/2024

Tháng 9-1940, quân đội nước nào sau đây vào xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Tháng 9-1940, Nhật Bản vào xâm lược Việt Nam. 

Chọn C. 


Câu 13:

13/11/2024

Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lực lượng cách mạng phát triển mạnh mẽ là một trong những nhân tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

→ C đúng 

- A sai vì các phong trào này chủ yếu được lãnh đạo bởi các phong trào dân tộc, tổ chức chính trị độc lập và các đảng phái yêu nước, không nhất thiết theo khuôn mẫu chủ nghĩa vô sản.

- B sai vì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi chủ yếu được thúc đẩy bởi tinh thần đấu tranh nội bộ và sự ủng hộ từ các quốc gia phương Tây chống lại chủ nghĩa thực dân, thay vì viện trợ trực tiếp từ Liên Xô.

- D sai vì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi chủ yếu được thúc đẩy bởi sự đấu tranh và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, phong trào dân tộc và các nước có chủ nghĩa chống thực dân, không phụ thuộc vào viện trợ từ Đông Dương.

Lực lượng cách mạng phát triển mạnh mẽ là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, nhiều quốc gia châu Phi đã bắt đầu nhận thức rõ về quyền tự quyết và độc lập dân tộc, đồng thời hình thành các phong trào cách mạng mạnh mẽ. Những phong trào này không chỉ được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước mà còn nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, các quốc gia có chủ nghĩa chống thực dân và sự lan tỏa của các tư tưởng cách mạng từ châu Á và châu Mỹ Latin. Các đảng phái, phong trào giải phóng và tổ chức vũ trang đã ra đời và hoạt động mạnh mẽ, tổ chức các cuộc kháng chiến, biểu tình và đấu tranh chính trị đòi quyền tự do, độc lập. Lực lượng cách mạng này đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, đồng thời tạo ra áp lực đối với các đế quốc thực dân, buộc họ phải thay đổi chính sách và cuối cùng là trao trả độc lập cho các quốc gia châu Phi.

Một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự suy yếu của các đế quốc thực dân. Sau chiến tranh, các cường quốc thực dân châu Âu, đặc biệt là Pháp và Anh, chịu tổn thất nặng nề về kinh tế và quân sự, khiến họ không còn đủ sức duy trì quyền thống trị đối với các thuộc địa. Hơn nữa, trong bối cảnh chiến tranh, các quốc gia thuộc địa ở châu Phi đã có những bước tiến trong việc đấu tranh chống áp bức, phát triển tinh thần dân tộc và khát vọng tự do. Sự suy yếu của các đế quốc thực dân, kết hợp với áp lực quốc tế từ Liên Hiệp Quốc và các tổ chức chống thực dân, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phong trào giải phóng ở châu Phi phát triển mạnh mẽ. Các nước lớn và các phong trào cách mạng trên thế giới cũng đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong quá trình giành độc lập, đồng thời chỉ trích các quốc gia thực dân về việc duy trì ách thống trị.


Câu 14:

22/07/2024

Trong giai đoạn 1945-1952, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?

Xem đáp án

Trong giai đoạn 1945-1952, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Chọn A. 


Câu 15:

22/07/2024

Một số nước Đông Nam Á tuyên bố độc lập năm 1945, nhưng ngay sau đó vẫn phải tiếp tục kháng chiến chống ngoại xâm vì lí do nào sau đây?

Xem đáp án

Một số nước Đông Nam Á tuyên bố độc lập năm 1945, nhưng ngay sau đó vẫn phải tiếp tục kháng chiến chống ngoại xâm vì đế quốc Âu - Mĩ quay trở lại xâm lược. 

Chọn A. 


Câu 16:

22/07/2024

Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây? 

Xem đáp án

Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. 

Chọn A. 


Câu 17:

22/07/2024

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân. 

Chọn B. 


Câu 18:

11/09/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lập trường của tư sản dân tộc Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ (1919-1925)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam mang tính cải lương, không kiên định, dễ thoả hiệp trước những nhượng bộ của Pháp dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh trở nên thất bại

*Tìm hiểu thêm: "Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân"

a. Hoạt động của tư sản

- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.

- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:

+ Đảng Lập hiến (do Bùi Quang Chiêu đứng đầu)

+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).

- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.

Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.

b. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:

- Thành lập các tổ chức chính trị để tập hợp lực lượng đấu tranh: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên,...

- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư;

- Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê..

- Một số hoạt động đấu tranh khác:

+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).

+ Lễ truy điệu, để tang cụ Phan Châu Trinh (1926),...

Nhận xét: diễn ra sôi nổi nhưng bồng bột nhất thời, dễ bị tan vỡ khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc được nhượng bộ.

c. Phong trào công nhân.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn:

- Hình thức đấu tranh chuyển từ đập phá máy móc, đốt công xưởng,... sang bãi công.

- Xuất hiện một số tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, như: Công hội (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...

- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân – công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

 

 


Câu 19:

01/09/2024

Nội dung nào sau đây không phải là nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá , không phải là nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX

- Nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX

+ Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

+ Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh, ...

+ Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ

* CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.  Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

2. Thời gian.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển quan hai giai đoạn.

+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

3. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

* Tác động tích cực:

+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.

+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

* Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.

+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...

+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

 

 


Câu 20:

23/07/2024

Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, Xô viết Nghệ - Tĩnh có hoạt động nào sau đây?

Xem đáp án

Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, Xô viết Nghệ - Tĩnh có hoạt động chia ruộng đất công cho dân cày nghèo. 

Chọn C. 


Câu 21:

22/07/2024

Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác vì một trong những lí do nào sau đây

Xem đáp án

Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác vì một trong những lí do là có mục đích chính trị và tinh thần quốc tế vô sản. Công nhân Ba Son đã không chịu sửa chiến hạm Misole để Pháp đưa quân sang đàn áp phong trào đấu tranh ở Trung Quốc. 

Chọn D. 


Câu 22:

22/07/2024

Trong những năm 1945-1973, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?

Xem đáp án

Trong những năm 1945-1973, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện là phát triển mạnh mẽ, đứng đầu thế giới.

Chọn B. 


Câu 23:

22/07/2024

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây phát động cuộc Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh. 

Chọn B. 


Câu 24:

23/07/2024

Hội nghị Ianta (2-1945) đã có quyết định nào sau đây?

Xem đáp án

Hội nghị Ianta (2-1945) đã có quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 

Chọn D. 


Câu 25:

22/07/2024

Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương nhằm mục đích chủ yếu độc chiếm toà bộ Đông Dương. 

Chọn C. 


Câu 26:

28/08/2024

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) được triệu tập trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: A sai vì phát xít Nhật câu kết với Pháp bóc lột nhân dân Đông Dương năm 1945

B sai vì đây là bối cảnh diễn ra hội nghị Ianta

D sai vì Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng năm 1941

*Tìm hiểu thêm: "Hoàn cảnh Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939"

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp.

- Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột, đàn áp nhân dân Việt Nam.

⇒ Đòi hỏi Đảng phải kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra đường lối đấu tranh đúng đắn.

- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

 


Câu 27:

23/07/2024

Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Xây dựng được đội quân chính trị hùng hậu của cách mạng là một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam. 

Chú ý: Khối liên minh công nông được hình thành trong phong trào cách mạng 1930 – 1931. Giai đoạn 1936 – 1939, Nhật chưa cấu kết với Pháp để đàn áp nhân dân Việt Nam. Sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo cách mạng. 

Chọn C. 


Câu 28:

22/07/2024

Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, tổ chức nào sau đây là liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh?

Xem đáp án

Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, liên minh châu Âu EU là liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.

Chọn B. 


Câu 29:

22/07/2024

Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các nước đế quốc về vấn đề nhân quyền không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn A. 


Câu 30:

23/07/2024

Nhận xét nào sau đây là đúng về thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

A loại vì không phải phong trào nào cũng được đặt dưới sự lãnh đạp của chính đảng vô sản.

B loại vì sau khi thành công, chỉ có một số nước ở Mĩ Latinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

C loại vì sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của cách mạng khoa học kĩ thuật.

⟹ Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu là nhận xét đúng về thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn C. 


Câu 31:

22/07/2024

Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời của nhà nước là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn B. 


Câu 32:

22/07/2024

Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)?

Xem đáp án

Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm khác biệt so với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) là xác định đúng nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là chống thực dân Pháp và tay sai. Luận cương chính trị còn đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp.

Chọn A. 


Câu 33:

25/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), và không gộp chung các vấn đề dân tộc của các nước này vào một cuộc đấu tranh duy nhất. Mỗi nước có đặc điểm riêng và cần có cách tiếp cận phù hợp với tình hình cụ thể của từng nước.

D đúng.

- A sai vì mặc dù Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu là giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng việc "phác thảo và hoàn thành" hai ngọn cờ này không phải là nội dung cụ thể của Cương lĩnh vào thời điểm đó. Cương lĩnh tập trung nhiều hơn vào các biện pháp và chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu.

- B sai vì Cương lĩnh chủ yếu nhấn mạnh vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nhiệm vụ dân chủ cũng được đề cập nhưng không phải là nhiệm vụ được ưu tiên giải quyết đồng thời ngay từ đầu.

- C sai vì Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930 không nhấn mạnh việc xây dựng lý luận giải phóng dân tộc dựa trên cuộc đấu tranh giai cấp. Thay vào đó, Cương lĩnh tập trung vào việc giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân, trong đó đấu tranh giai cấp là một phần của cuộc đấu tranh chung nhưng không phải là trọng tâm chính.

* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

a. Hoàn cảnh

- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo => đòi hỏi phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào phát triển đi lên.

- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau => phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

- Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

⇒ Từ 6/1 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã được triệu tập tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của các đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng.

b. Nội dung Hội nghị.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tranh minh họa Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ.

- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc sọan thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:

+ Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: chống đế quốc, chống phong kiến.

+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,...

+ Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có: tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.

+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

→ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

- Đến ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn ra nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

⇒ Ý nghĩa: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.

c. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX.

- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Giải Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930


Câu 34:

22/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện về tính cách mạng của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo? 

Xem đáp án

Trước sự thay đổi của tình hình thế giới và Việt Nam, Hội nghị Ban CHTU Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh mục tiêu chiến lược là chống đế quốc và tay sai đã đề ra mục tiêu trước mắt là chống phát xít, phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. Điều này cho thấy tính cách mạng của phong trào dân chủ 1936 – 1939 khi giải quyết mục tiêu trước mắt để hướng tới hoàn thành mục tiêu chiến lược.

Chọn B. 


Câu 35:

04/11/2024

Nhận xét nào sau đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, nguyên tắc số 5 là nguyên tắc đề cao 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) là nguyên tắc hạn chế nhất. Vì các quyết định bắt buộc phải được 5 nước trong ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an nhất trí tán thành (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) Hạn chế bởi một số nước lớn đã lợi dụng điều này để thực hiện ý đồ xâm lược, can thiệp quân sự vào nước khác: Mỹ đã tiến hành chiến tranh ở Iraq, Trung Đông… 

→ A đúng 

- B sai vì đây là một trong những mục tiêu cốt lõi và nguyên tắc chính của LHQ, nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Thực tế, việc khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng đối thoại và thương lượng là điều cần thiết để giảm thiểu xung đột và đảm bảo một môi trường hòa bình bền vững, chứ không phải là một hạn chế.

- C sai vì đây là nguyên tắc cơ bản nhằm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Nguyên tắc này giúp bảo vệ quyền tự quyết của các dân tộc và ngăn chặn sự can thiệp quân sự hay áp lực từ các cường quốc, qua đó góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong quan hệ quốc tế.

- D sai vì đây là một nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương LHQ nhằm bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của các quốc gia. Nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong cộng đồng quốc tế, đồng thời ngăn chặn các hành vi xâm lược và can thiệp từ bên ngoài.

Điều này đã dẫn đến những rào cản trong việc đưa ra quyết định và hành động hiệu quả của tổ chức. Nguyên tắc này thể hiện trong cơ chế bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an, nơi năm nước thường trực có quyền veto (quyền phủ quyết) đối với các nghị quyết. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ một trong năm nước này đều có thể ngăn chặn quyết định quan trọng, ngay cả khi nó được sự đồng thuận của các thành viên khác.

Hệ quả là, LHQ đôi khi không thể can thiệp kịp thời trong các cuộc khủng hoảng hay xung đột quốc tế do sự bất đồng giữa các cường quốc lớn. Hạn chế này đã dẫn đến nhiều trường hợp tổ chức này không thể thực hiện đầy đủ chức năng của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, làm giảm uy tín và hiệu quả của LHQ trong mắt cộng đồng quốc tế. Sự ưu tiên cho nhất trí của năm nước lớn cũng phản ánh mâu thuẫn lợi ích giữa các cường quốc, từ đó cản trở khả năng của LHQ trong việc xây dựng một trật tự thế giới công bằng và ổn định.


Câu 36:

22/07/2024

So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1927-1930 có điểm mới nào sau đây?

Xem đáp án

So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1927-1930 có điểm mới là thành lập được chính đảng yêu nước quyết tâm đấu tranh cho độc lập dân tộc. 

Chọn A. 


Câu 37:

22/07/2024

Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) có điểm tương đồng nào sau đây?

Xem đáp án

Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8- 1945) có điểm tương đồng là sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.

Chọn D. 


Câu 38:

22/07/2024

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Xem đáp án

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm khác biệt so với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là hình thái của cuộc cách mạng. 

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 có hình thái là đi từ thành thị rồi toả về nông thôn. Còn Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam có hình thái khởi nghĩa là nổi dậy đồng loạt. 

Chọn C. 


Câu 39:

22/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919-1925) của Việt Nam?

Xem đáp án

Xác định rõ đổi tượng đấu tranh là đế quốc Pháp, có ý thức dân tộc phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919-1925) của Việt Nam. 

Chọn D. 


Câu 40:

22/07/2024

Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm khác biệt nào sau đây?

Xem đáp án

Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm khác biệt xu hướng cứu nước. 

Phan Bội Châu đi theo xu hướng bạo động còn Phan Châu Trinh đi theo xu hướng cải cách.

Chọn A.


Bắt đầu thi ngay