Câu hỏi:

13/12/2024 143

Nhận xét nào sau đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). 

Đáp án chính xác

B. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 

C. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. 

D. Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. 

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

- Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc),là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

Trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, nguyên tắc số 5 là nguyên tắc đề cao 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) là nguyên tắc hạn chế nhất. Vì các quyết định bắt buộc phải được 5 nước trong ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an nhất trí tán thành (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) Hạn chế bởi một số nước lớn đã lợi dụng điều này để thực hiện ý đồ xâm lược, can thiệp quân sự vào nước khác: Mỹ đã tiến hành chiến tranh ở Iraq, Trung Đông… 

→ A đúng 

- B sai vì đây là một trong những mục tiêu cốt lõi và nguyên tắc chính của LHQ, nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Thực tế, việc khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng đối thoại và thương lượng là điều cần thiết để giảm thiểu xung đột và đảm bảo một môi trường hòa bình bền vững, chứ không phải là một hạn chế.

- C sai vì đây là nguyên tắc cơ bản nhằm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Nguyên tắc này giúp bảo vệ quyền tự quyết của các dân tộc và ngăn chặn sự can thiệp quân sự hay áp lực từ các cường quốc, qua đó góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong quan hệ quốc tế.

- D sai vì đây là một nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương LHQ nhằm bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của các quốc gia. Nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong cộng đồng quốc tế, đồng thời ngăn chặn các hành vi xâm lược và can thiệp từ bên ngoài.

Điều này đã dẫn đến những rào cản trong việc đưa ra quyết định và hành động hiệu quả của tổ chức. Nguyên tắc này thể hiện trong cơ chế bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an, nơi năm nước thường trực có quyền veto (quyền phủ quyết) đối với các nghị quyết. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ một trong năm nước này đều có thể ngăn chặn quyết định quan trọng, ngay cả khi nó được sự đồng thuận của các thành viên khác.

Hệ quả là, LHQ đôi khi không thể can thiệp kịp thời trong các cuộc khủng hoảng hay xung đột quốc tế do sự bất đồng giữa các cường quốc lớn. Hạn chế này đã dẫn đến nhiều trường hợp tổ chức này không thể thực hiện đầy đủ chức năng của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, làm giảm uy tín và hiệu quả của LHQ trong mắt cộng đồng quốc tế. Sự ưu tiên cho nhất trí của năm nước lớn cũng phản ánh mâu thuẫn lợi ích giữa các cường quốc, từ đó cản trở khả năng của LHQ trong việc xây dựng một trật tự thế giới công bằng và ổn định

* Mở rộng:

 SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC

1. Sự thành lập:

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc → nhân dân thế giới có nguyện vọng chung sống, giữ gìn hòa bình.

- Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập 1 tổ chức quốc tế mang tên Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.

- Hội nghị Xan Phranxico (tháng 4 đến tháng 6/1945) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động.

a. Mục tiêu:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

b. Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

3. Cơ cấu tổ chức:

Gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng Quản thác, tòa án quốc tế và Ban thư kí.

4. Vai trò:

- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế,....

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai  (1945 – 1949)

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Xem đáp án » 25/07/2024 4,915

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không phải là nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX?

Xem đáp án » 01/09/2024 1,343

Câu 3:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) được triệu tập trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án » 28/08/2024 789

Câu 4:

Trong công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 571

Câu 5:

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945?

Xem đáp án » 30/12/2024 480

Câu 6:

So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1927-1930 có điểm mới nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 471

Câu 7:

Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 22/07/2024 423

Câu 8:

Trong những năm 1945-1973, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 308

Câu 9:

Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yếu tố làm nảy sinh phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án » 22/07/2024 303

Câu 10:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lập trường của tư sản dân tộc Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ (1919-1925)?

Xem đáp án » 11/09/2024 302

Câu 11:

Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 22/07/2024 299

Câu 12:

Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) có điểm tương đồng nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 289

Câu 13:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Xem đáp án » 22/07/2024 286

Câu 14:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện về tính cách mạng của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo? 

Xem đáp án » 22/07/2024 284

Câu 15:

Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức trong những năm 1928 - 1929 có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án » 22/07/2024 276

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »