(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 2)
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 2)
-
291 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Chọn B
Câu 2:
23/07/2024Chọn A
Câu 4:
16/07/2024Chọn C
Câu 7:
20/07/2024Đáp án đúng là: D
Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh vẫn phong trào mạnh mẽ.
D đúng
- A sai vì đây là một liên minh quân sự do Liên Xô thành lập vào năm 1955.
- B sai vì diễn đàn này được thành lập vào năm 1996.
- C sai vì tổ chức này được thành lập vào năm 2002.
* Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập
- Từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
⇒ Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh chống lại các chế độc độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh:
* Giai đoạn từ 1945 – 1959: phong trào đấu tranh phát triển hầu khắp các nước Mĩ Latinh, với nhiều hình thức: bãi công (ở Chi-lê,...), khởi nghĩa vũ trang (ở Panama, Bolivia,...), đấu tranh nghị trường (ở Achentina, Venezuela,...).
* Giai đoạn từ 1959 – cuối những năm 80 của thế kỉ XX:
- Thắng lợi của cách mạng Cuba (1/1/1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.
Phiđen Cátxtơrô – lãnh tụ của phong trào đấu tranh cách mạng ở Cuba
- Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh vẫn phong trào mạnh mẽ.
- Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.
⇒ Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”.
* Giai đoạn từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Mĩ tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng Mĩ Latinh. Ví dụ:
+ Can thiệp vào Panama (1990).
+ Bao vây, cấm vận, cô lập và chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Cuba.
⇒ Cách mạng Mĩ Latinh đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.
Câu 8:
16/07/2024Chọn B
Câu 9:
20/07/2024Chọn B
Câu 10:
20/12/2024Đáp án đúng là: D
Giải thích: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, nhân dân Việt Nam đã tham gia Mặt trận Việt Minh.
*Tìm hiểu thêm: "Nội dung Hội nghị"
- Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc .
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.
- Sau khi đánh đuổi Pháp –Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
- Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) thay cho Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương .
- Thay tên các hội phản đế thành hội Cứu quốc , giúp đỡ việc lập Mặt trận ở Lào, Campu chia
- Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, Hội nghị chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 11:
20/07/2024Chọn C
Câu 12:
22/07/2024Chọn D
Câu 13:
20/07/2024Chọn C
Câu 14:
23/07/2024Chọn C
Câu 15:
12/07/2024Chọn D
Câu 17:
20/07/2024Chọn C
Câu 18:
21/07/2024Chọn C
Câu 19:
22/08/2024Đáp án đúng là: A
Giải thích: Ấn Độ là cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
=> C sai
Mĩ có nền kinh tế chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
=> D sai
Ấn Độ có nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
=>B sai
*Tìm hiểu thêm: "Kinh tế của Nhật Bản"
- Từ năm 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.
- Từ 1960 – 1973, đây được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:
+ 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%/ năm; từ 1970 – 1973, GDP tăng bình quân 7.8%/năm.
+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới tư bản.
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 20:
20/07/2024Chọn C
Câu 22:
20/07/2024Chọn A
Câu 23:
23/07/2024Chọn A
Câu 24:
22/07/2024Chọn D
Câu 25:
16/07/2024Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 của quân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu nào sau đây?
Chọn D
Câu 26:
16/07/2024Chọn B
Câu 27:
20/07/2024Từ 18-12-1972 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng (miền Bắc Việt Nam) nhằm
Chọn A
Câu 28:
09/08/2024Đáp án đúng là: D
- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
D đúng
- A sai vì là tổ chức chính trị rộng lớn hơn. Chi bộ cộng sản được thành lập vào tháng 3-1929 là "Chi bộ Cộng sản đầu tiên" của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động trong phạm vi hẹp hơn và có tổ chức và mục tiêu riêng.
- B sai vì phong trào “vô sản hóa” là một phong trào chính trị nhằm tăng cường sự gắn bó của các đảng viên với giai cấp công nhân, không phải là hoạt động của một chi bộ cộng sản cụ thể. Chi bộ cộng sản được thành lập vào tháng 3-1929 chỉ là một tổ chức ban đầu với các hoạt động cơ bản hơn trong việc phát triển phong trào cộng sản.
- C sai vì tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là một sự kiện nhằm thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, không phải là hoạt động của chi bộ cộng sản cụ thể. Chi bộ cộng sản được thành lập vào tháng 3-1929 là một tổ chức cơ sở chưa tham gia vào các hoạt động hợp nhất cấp cao.
*) Sự thành lập các tổ chức cộng sản:
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ:
+ Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
+ Từ ngày 01 - 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận nên bỏ về nước.
+ Tháng 6/1929: thành lập Đông Dương cộng sản Đảng (báo Búa Liềm).
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ:
+ Tháng 8/1929: thành lập An Nam Cộng sản đảng (báo Đỏ).
- Đảng Tân Việt:
+ Tháng 9/1929: thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Câu 29:
12/08/2024Đáp án đúng là : A
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng mang tính dân tộc điển hình.
Tính chất Cách mạng tháng Tám 1945. - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mang tính chất dân chủ mới. Nó là một bộ phận khăng khít của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam”.
→ A đúng.B,C,D sai
♦ Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa bước ngoặt đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, vì:
+ Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
+ Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
+ Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân; chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
♦ Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, như:
- Bài học về sự lãnh đạo của Đảng:
+ Đảng là nhân tố quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
+ Đảng phải có đường lối đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo cách mạng.
- Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc:
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 gắn liền với vai trò quan trọng của Mặt trận Việt Minh trong tập hợp, tổ chức và đoàn kết toàn dân.
+ Thực tiễn đó cho thấy, cần có các hình thức phong phú, sáng tạo để tập hợp, tổ chức quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua để khơi dậy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết dân tộc.
- Bài học về nắm bắt thời cơ: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy cần xác định đúng thời cơ, chủ động và mau lẹ chớp thời cơ hành động nhằm đưa cách mạng đến thành công.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Giải Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 30:
20/07/2024Chọn C
Câu 31:
04/07/2024Một trong những tác động phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Chọn D
Một trong những tác động phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 32:
12/12/2024Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
Đáp án đúng là: D
- Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú,phản ánh đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925.
Nhận xét phản ánh đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 là phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
D đúng
- A sai vì phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản chủ yếu thu hút tầng lớp tiểu tư sản và trí thức, không lôi cuốn được toàn bộ các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các giai cấp công nhân và nông dân.
- B sai vì phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919-1925 chủ yếu diễn ra ở các khu vực đô thị lớn và không có sự thống nhất cao trên phạm vi toàn quốc, với các hoạt động và ảnh hưởng còn hạn chế ở nhiều vùng nông thôn và các khu vực khác.
- C sai vì phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919-1925 chủ yếu tập trung vào các hoạt động chính trị và xã hội hơn là tấn công trực diện vào kẻ thù chính là thực dân đế quốc, với nhiều hoạt động mang tính cải cách và đấu tranh ôn hòa hơn là vũ trang.
Trong giai đoạn này, phong trào yêu nước đã thể hiện sự đa dạng về hình thức đấu tranh như thành lập các tổ chức chính trị, xuất bản báo chí, tổ chức các cuộc biểu tình và các hoạt động tuyên truyền. Các tổ chức như Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, các phong trào yêu nước do trí thức và tiểu tư sản lãnh đạo đã tích cực kêu gọi cải cách, lên án chính quyền thực dân và phong kiến, đồng thời tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc. Những hoạt động này không chỉ diễn ra sôi nổi mà còn thể hiện sự phong phú và đa dạng trong cách thức đấu tranh, phản ánh sự nhạy bén và sáng tạo của các nhà yêu nước trong bối cảnh lịch sử đó.
* Mở rộng:
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TRONG TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1925
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt ở nước ngoài
a. Hoạt động của Phan Bội Châu
- Cuối năm 1917, Phan Bội Châu được thực dân Pháp trả tự do.
- Phan Bội Châu tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười.
- Giữ lúc chưa thể thay đổi được tình hình, phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới, tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt, đưa về Huế an trí.
b. Hoạt động cuả Phan Châu Trinh.
- Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa
⇒ Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch ra 7 tội đáng chém của vua.
- Tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam.
- Tiếp tục hô hào “khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
- Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục truyền bá, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền,...
c. Hoạt động của một số người Việt ở nước ngoài
- 1925, Việt kiều tại Pháp thành lập tổ chức “Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.
- 1923, tổ chức Tâm tâm xã được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái tổ chức ám sát toàn quyền Pháp tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc).
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân
a. Hoạt động của tư sản
- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.
- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.
- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:
+ Đảng Lập hiến (do Bùi Quang Chiêu đứng đầu)
+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).
- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.
Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.
b. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:
- Thành lập các tổ chức chính trị để tập hợp lực lượng đấu tranh: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên,...
- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư;
- Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê..
- Một số hoạt động đấu tranh khác:
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).
+ Lễ truy điệu, để tang cụ Phan Châu Trinh (1926),...
Nhận xét: diễn ra sôi nổi nhưng bồng bột nhất thời, dễ bị tan vỡ khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc được nhượng bộ.
c. Phong trào công nhân.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn:
- Hình thức đấu tranh chuyển từ đập phá máy móc, đốt công xưởng,... sang bãi công.
- Xuất hiện một số tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, như: Công hội (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...
- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân – công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Câu 33:
22/07/2024Chọn D
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 vì đã xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo, được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương
Câu 34:
22/07/2024Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), các thắng lợi quân sự: Việt Bắc 1947, Biên giới 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 đều có điểm chung nào sau đây?
Chọn C
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), các thắng lợi quân sự: Việt Bắc 1947, Biên giới 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 đều có điểm chung là làm phá sản các kế hoạch quân sự của Pháp.
Câu 35:
05/09/2024Đáp án đúng là: D
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đều chịu sự chi phối và tác động của hai hệ thống xã hội đối lập.
D đúng
- A sai vì cả hai cuộc kháng chiến đều tập trung vào việc đấu tranh chống ngoại xâm để giành độc lập dân tộc, thay vì tập trung vào việc lật đổ chế độ phong kiến, vốn đã bị suy yếu từ trước.
- B sai vì hai cuộc kháng chiến này tập trung vào nhiệm vụ giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, còn cách mạng ruộng đất chỉ là một phần trong tiến trình cải cách ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
- C sai vì cả hai cuộc kháng chiến chủ yếu tập trung vào việc đánh đuổi ngoại xâm và giành lại độc lập, thống nhất đất nước, hơn là đối phó với "thù trong" hay chỉ bảo vệ chính quyền cách mạng.
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đều chịu sự chi phối và tác động của hai hệ thống xã hội đối lập: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Sau Thế chiến II, thế giới bị chia cắt thành hai cực do sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô, đại diện cho hai hệ thống này. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, trong khi Pháp được hỗ trợ bởi Mỹ và các nước phương Tây tư bản.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) tiếp tục diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, với Bắc Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa và nhận viện trợ từ khối xã hội chủ nghĩa, trong khi Mỹ hỗ trợ chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam theo hệ thống tư bản. Cả hai cuộc kháng chiến đều là một phần của sự đối đầu toàn cầu giữa hai hệ thống chính trị - kinh tế đối lập.
Câu 36:
17/07/2024Chọn D
Cuộc đấu tranh của thợ máy Ba Son (8 - 1925) đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác vì phong trào đấu tranh tranh có tổ chức lãnh đạo (Công hộ Đỏ), có mục tiêu chính trị, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
Câu 37:
22/07/2024Chọn D
Bản chất của kế hoạch quân sự Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Đông Dương là tập trung quân để thực hiện tiến công chiến lược.
Câu 38:
30/08/2024Đáp án đúng là: B
Nhận xét đúng về vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đã tập hợp, đoàn kết toàn dân tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B đúng
- A sai vì mặt trận này được thành lập để tập hợp và đoàn kết các lực lượng yêu nước tại miền Nam, nhằm chống lại sự xâm lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, góp phần giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.
- C sai vì mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không phải là tổ chức chỉ huy trực tiếp lực lượng vũ trang mà đóng vai trò chính trị, tập hợp và lãnh đạo quần chúng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các lực lượng vũ trang miền Nam được chỉ huy bởi các tổ chức quân sự như Quân Giải phóng miền Nam.
- D sai vì mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ có vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam, trong khi nhiệm vụ lãnh đạo toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả hai miền Bắc và Nam thuộc về Đảng Lao động Việt Nam.
Nhận xét "đoàn kết các lực lượng để tiến hành xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa" không đúng với vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt trận này ra đời với mục tiêu chính là đoàn kết các tầng lớp nhân dân miền Nam, bao gồm cả các lực lượng yêu nước khác nhau, để chống lại sự xâm lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Việc xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa không phải là mục tiêu trực tiếp mà Mặt trận hướng tới trong giai đoạn này.
Câu 39:
09/08/2024Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong nửa sau những năm 20 (thế kỉ XX) đã góp phần
Đáp án đúng là: B
Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong nửa sau những năm 20 (thế kỉ XX) đã góp phần thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản.
B đúng
- A sai vì hội chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền, giác ngộ cách mạng và đào tạo cán bộ, chưa phát triển lực lượng vũ trang chính quy.
- C sai vì hội chủ yếu tập trung vào tuyên truyền và giáo dục tư tưởng cách mạng, chưa đủ mạnh để tổ chức và thực hiện liên minh này.
- D sai vì hội chỉ là một trong nhiều tổ chức cách mạng và khuynh hướng này chỉ thực sự trở thành duy nhất sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
→ B đúng.A,C,D sai
*) Hội Việt Nam Cách mạng Thanh thiên.
a. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
-Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
- Tháng 6– 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
b. Quá trình hoạt động
* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...
* Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).
* Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin.
* Hoạt động tiêu biểu:
- Nguyễn Ái Quốc tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
- Tuyên truyền sách báo Mác-xít:
+ Ra báo Thanh niên (6 – 1925) làm cơ quan ngôn luận.
+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.
– Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”.
c. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Câu 40:
05/08/2024Đáp án đúng là: D
Bài học kinh nghiệm xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975 là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đó là ngọn cờ dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới CNXH. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, với hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc), Đảng ta đồng thời giương cao hai ngọn cờ: Ngọn cờ độc lập dân tộc và ngọn cờ CNXH.
Như vậy, dù nhiệm vụ và tên gọi của cách mạng trong từng thời kỳ có khác nhau, nhưng bản chất và mục tiêu nhất quán của cuộc cách mạng ấy vẫn là độc lập dân tộc và CNXH. Dù có lúc nói một hay hai ngọn cờ nhằm nhấn mạnh tính chất và nội dung của mỗi thời kỳ cách mạng, ngọn cờ lãnh đạo xuyên suốt của Đảng ta vẫn là độc lập dân tộc và CNXH
→ D đúng.A,B,C sai
* Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Nhân dân Việt Nam có truyền thống đoàn kết, giàu lòng yêu nước, cần cù lao động sáng tạo, anh dũng kiên cường trong chiến đấu.
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.
2. Bài học kinh nghiệm
- Luôn giương cao ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án (783 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (685 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (582 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An ( Lần 1) có đáp án (790 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án (755 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT DTNT Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án (535 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 1) có đáp án (535 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp án (508 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Liên Trường, Quảng Nam (Lần 1) có đáp án (346 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 1) có đáp án (456 lượt thi)