Câu hỏi:
12/12/2024 677
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
A. Lôi cuốn tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia.
B. Diễn ra trên phạm vi của cả nước với tính thống nhất cao.
C. Tấn công trực diện vào kẻ thù chính của dân tộc là đế quốc.
D. Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú,phản ánh đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925.
Nhận xét phản ánh đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 là phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
D đúng
- A sai vì phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản chủ yếu thu hút tầng lớp tiểu tư sản và trí thức, không lôi cuốn được toàn bộ các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các giai cấp công nhân và nông dân.
- B sai vì phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919-1925 chủ yếu diễn ra ở các khu vực đô thị lớn và không có sự thống nhất cao trên phạm vi toàn quốc, với các hoạt động và ảnh hưởng còn hạn chế ở nhiều vùng nông thôn và các khu vực khác.
- C sai vì phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919-1925 chủ yếu tập trung vào các hoạt động chính trị và xã hội hơn là tấn công trực diện vào kẻ thù chính là thực dân đế quốc, với nhiều hoạt động mang tính cải cách và đấu tranh ôn hòa hơn là vũ trang.
Trong giai đoạn này, phong trào yêu nước đã thể hiện sự đa dạng về hình thức đấu tranh như thành lập các tổ chức chính trị, xuất bản báo chí, tổ chức các cuộc biểu tình và các hoạt động tuyên truyền. Các tổ chức như Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, các phong trào yêu nước do trí thức và tiểu tư sản lãnh đạo đã tích cực kêu gọi cải cách, lên án chính quyền thực dân và phong kiến, đồng thời tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc. Những hoạt động này không chỉ diễn ra sôi nổi mà còn thể hiện sự phong phú và đa dạng trong cách thức đấu tranh, phản ánh sự nhạy bén và sáng tạo của các nhà yêu nước trong bối cảnh lịch sử đó.
* Mở rộng:
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TRONG TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1925
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt ở nước ngoài
a. Hoạt động của Phan Bội Châu
- Cuối năm 1917, Phan Bội Châu được thực dân Pháp trả tự do.
- Phan Bội Châu tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười.
- Giữ lúc chưa thể thay đổi được tình hình, phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới, tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt, đưa về Huế an trí.
b. Hoạt động cuả Phan Châu Trinh.
- Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa
⇒ Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch ra 7 tội đáng chém của vua.
- Tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam.
- Tiếp tục hô hào “khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
- Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục truyền bá, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền,...
c. Hoạt động của một số người Việt ở nước ngoài
- 1925, Việt kiều tại Pháp thành lập tổ chức “Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.
- 1923, tổ chức Tâm tâm xã được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái tổ chức ám sát toàn quyền Pháp tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc).
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân
a. Hoạt động của tư sản
- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.
- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.
- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:
+ Đảng Lập hiến (do Bùi Quang Chiêu đứng đầu)
+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).
- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.
Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.
b. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:
- Thành lập các tổ chức chính trị để tập hợp lực lượng đấu tranh: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên,...
- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư;
- Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê..
- Một số hoạt động đấu tranh khác:
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).
+ Lễ truy điệu, để tang cụ Phan Châu Trinh (1926),...
Nhận xét: diễn ra sôi nổi nhưng bồng bột nhất thời, dễ bị tan vỡ khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc được nhượng bộ.
c. Phong trào công nhân.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn:
- Hình thức đấu tranh chuyển từ đập phá máy móc, đốt công xưởng,... sang bãi công.
- Xuất hiện một số tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, như: Công hội (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...
- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân – công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Năm 1961, Mĩ lôi kéo các nước Mĩ Latinh thành lập tổ chức nào dưới đây?
Câu 2:
Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong nửa sau những năm 20 (thế kỉ XX) đã góp phần
Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong nửa sau những năm 20 (thế kỉ XX) đã góp phần
Câu 3:
Bài học kinh nghiệm xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975 là
Câu 4:
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, nhân dân Việt Nam đã
Câu 5:
Trong đợt hoạt động quân sự cuối năm 1974 - đầu năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam đã giải phóng hoàn toàn tỉnh
Câu 6:
Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam?
Câu 7:
Trong thập niên 90 (thế kỉ XX), quốc gia nào sau đây được kết nạp và trở thành thành viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Câu 9:
Nguyên nhân chủ quan nào dẫn tới thất bại của phong trào yêu nước dân chủ công khai 1919-1926 ở Việt Nam?
Câu 10:
Cuộc đấu tranh của thợ máy Ba Son (8 - 1925) đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam vì
Câu 11:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), các thắng lợi quân sự: Việt Bắc 1947, Biên giới 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 đều có điểm chung nào sau đây?
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), các thắng lợi quân sự: Việt Bắc 1947, Biên giới 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 đều có điểm chung nào sau đây?