Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Địa lý (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Địa lí THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Địa lí THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

  • 733 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài đã khiến nước ta gặp khó khăn  nào sau đây?

Xem đáp án

Đường biên giới trên biển của nước ta gặp khó khăn lớn nhất về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Chọn B.


Câu 2:

19/07/2024

Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Địa hình nước ta có đặc điểm: Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng. 

- Đồi núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. 

Chọn C. 


Câu 3:

20/07/2024

Tài nguyên vô tận của biển Đông là gì?

Xem đáp án

Tài nguyên vô tận của biển Đông là muối. 

Chọn B. 


Câu 4:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng  về sự phân hóa chế độ mưa ở nước ta?

Xem đáp án

- Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về không gian và thời gian. Sự phân hóa  không gian là do tác động của vị trí địa lí, địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị  trí các bộ phận lãnh thổ. 

- Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X (mưa mùa hạ - thu). Nguyên nhân: Do  mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.

- Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau (mưa thu - đông).

Chọn D. 


Câu 5:

18/07/2024

Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có

Xem đáp án

Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có khí hậu phân hóa thành 2 mùa mưa – khô rõ rệt. 

Chọn C. 


Câu 6:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có  nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C?

Xem đáp án

Biểu đồ khí hậu Sa Pa có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C. 

Chọn B. 


Câu 7:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất  của gió tây khô nóng?

Xem đáp án

Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió tây khô nóng. 

Chọn B. 


Câu 8:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích  lưu vực lớn nhất?

Xem đáp án

Sông Hồng có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất. 

Chọn D. 


Câu 9:

21/07/2024

“Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu thấp ở giữa” là đặc điểm của địa hình  vùng núi nào sau đây?

Xem đáp án

Vùng núi Trường Sơn Bắc: 

- Giới hạn từ phía Nam sông cả tới dãy Bạch Mã. 

- Gồm các dãy núi song song va so le nhau chạy theo hướng tây bắc-đông nam. 

- Địa hình thấp và hẹp ngang được nâng ở hai đầu thấp trũng ở giữa: Cao ở vùng núi phía tây Nghệ An và vùng  núi phía tây Thừa Thiên –Huế; ở giữa thấp trũng là vùng núi đá vôi Quảng Bình và vùng đồi thấp Quảng Trị.7 

Chọn B. 


Câu 10:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Sài Gòn thuôc ̣lưu vực ̣sông  nào sau đây?

Xem đáp án

Sông Sài Gòn thuôc ̣lưu vực ̣sông Đồng Nai. 

Chọn A. 


Câu 11:

18/07/2024

Nước ta có tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú, đa dạng là do

Xem đáp án

Nước ta có tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú, đa dạng là do nằm trên đường di cư và di lưu của các loài  sinh vật. 

Chọn C. 


Câu 12:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đèo Hải Vân thuộc dãy núi nào?

Xem đáp án

Đèo Hải Vân thuộc dãy núi Bạch Mã. 

Chọn A. 


Câu 13:

14/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết nhóm đất feralit trên đá badan  phân bố chủ yếu ở vùng nào?

Xem đáp án

Nhóm đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. 

Chọn D.

Câu 14:

25/11/2024

Sự phân mùa của khí hậu nước ta là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hoạt động của gió mùa gây ra sự thay đổi rõ rệt giữa mùa khô và mùa mưa ở nước ta, tạo nên đặc điểm phân mùa. Gió mùa đông bắc mang không khí lạnh và khô vào mùa đông, trong khi gió mùa tây nam mang mưa vào mùa hạ.

→ C đúng 

- A sai vì nó chỉ ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ chung quanh năm. Sự phân mùa ở nước ta chủ yếu do gió mùa, tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa mùa khô và mùa mưa.

- B sai vì nó chỉ ảnh hưởng đến vị trí Mặt Trời trên bầu trời vào những ngày đặc biệt trong năm. Sự phân mùa ở nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa, tạo ra mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

- D sai vì lượng mưa chủ yếu được xác định bởi gió mùa, làm chia thành mùa mưa và mùa khô. Sự phân mùa của khí hậu nước ta còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như nhiệt độ và độ ẩm, không chỉ là mưa.

Sự phân mùa rõ rệt của khí hậu Việt Nam chủ yếu là do hoạt động của gió mùa, một hiện tượng đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Nguyên nhân này được thể hiện qua:

  1. Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, mang theo không khí lạnh và khô từ lục địa Á-Âu. Điều này làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh, khô hanh, với nhiệt độ giảm sâu, đôi khi dưới 10°C. Trong khi đó, miền Nam vẫn ấm áp và khô ráo.

  2. Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương qua vịnh Thái Lan và Biển Đông, mang theo hơi nước và gây mưa lớn trên cả nước. Gió mùa Tây Nam làm miền Nam và miền Trung có mùa mưa rõ rệt, còn miền Bắc bước vào mùa hè nóng ẩm.

  3. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió: Giai đoạn giao mùa giữa hai loại gió thường gây ra thời tiết bất ổn định, mưa phùn ở miền Bắc và các hiện tượng thời tiết thất thường khác.

Sự luân phiên của hai loại gió mùa này là nguyên nhân chính làm khí hậu nước ta phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô ở miền Nam, và mùa đông - hè ở miền Bắc, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân.


Câu 15:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 7 - 8, hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh, thành  phố nào? 

Xem đáp án

Vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên. 

Chọn C. 


Câu 16:

18/07/2024

Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta là

Xem đáp án

Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta là từ tháng 5 đến tháng 10. 

Chọn A. 


Câu 17:

12/12/2024

Nước ta không có chung biển Đông với quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Nước ta không có chung biển Đông với Thái Lan. 

→ C đúng 

- A, B, D sai vì các quốc gia này đều có đường bờ biển tiếp giáp với Biển Đông. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hàng hải, đánh bắt thủy sản và khai thác tài nguyên biển giữa các nước trong khu vực.

Lào là quốc gia nội lục, không có đường bờ biển, bao quanh bởi các quốc gia khác. Trong khu vực Đông Nam Á, Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển, vì vậy không có cơ hội tiếp cận trực tiếp với Biển Đông. Trong khi đó, Việt Nam có bờ biển dài tiếp giáp với Biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển như đánh bắt thủy sản, du lịch, vận tải và khai thác dầu khí.

Vị trí không giáp biển khiến Lào phải phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng để tiếp cận các cảng biển và tuyến hàng hải quốc tế, đặc biệt là thông qua Việt Nam và Thái Lan. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Lào tiếp cận với Biển Đông thông qua hệ thống giao thông và các thỏa thuận hợp tác kinh tế. Các tuyến đường qua biên giới Việt Nam - Lào tạo điều kiện cho hàng hóa của Lào có thể xuất khẩu ra thế giới qua cảng biển Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.

* Mở rộng:

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Hệ toạ độ địa lí:

+ Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B (Lũng Cú-Đồng Văn-Hà Giang).

+ Điểm cực nam 8034'B (Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau).

+ Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ (Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên).

+ Điểm cực Đông l09024'Đ (Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa).

- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm trong múi giờ số 7.

2. Phạm vi lãnh thổ

a) Vùng đất

- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2 .

- Biên giới dài 4600km:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.

+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.

+ Phía Đông và Nam giáp biển, bờ biển dài 3260km.

- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài xa là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).

b) Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

 - Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

c) Vùng trời

Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên phần lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải (tức xác định bởi phía trên của đường biên giới quốc gia trên biển) và không gian trên các đảo.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Câu 18:

20/07/2024

Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh

Xem đáp án

Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh Hà Giang. 

Chọn D. 


Câu 19:

23/07/2024

“Nằm phía trong đường cơ sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền” là vùng

Xem đáp án

Nội thủy là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. Chọn C. 


Câu 20:

17/07/2024

Biểu hiện của địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là gì?

Xem đáp án

Biểu hiện của địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là địa hình bị xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ  nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. 

Chọn B. 


Câu 21:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?

Xem đáp án

Lai Châu không giáp Lào. 

Chọn D. 


Câu 22:

20/07/2024

Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có đặc tính nào sau đây?

Xem đáp án

Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có nóng ẩm quanh năm. 

Chọn D. 


Câu 23:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đảo Cát Bà thuộc tỉnh, thành  phố nào? 

Xem đáp án

Đảo Cát Bà thuộc tỉnh Hải Phòng. 

Chọn A. 


Câu 25:

23/07/2024

Hướng núi vòng cung đã tác động như thế nào đến khí hậu của vùng núi Trường Sơn Nam?

Xem đáp án

Hướng núi vòng cung đã tác động như thế nào đến khí hậu của vùng núi Trường Sơn Nam tạo nên sự đối lập về  mùa mưa và khô giữa phía Đông và phía Tây. 

Chọn A. 


Câu 27:

17/07/2024

Vùng núi Trường Sơn Bắc giống vùng núi Trường Sơn Nam ở điểm nào?

Xem đáp án

Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam đều có địa hình được nâng cao ở 2 đầu, thấp ở giữa. Chọn D. 


Câu 28:

21/07/2024

Cho bảng số liệu sau: 

Năm 

1991 

1995 

2000 

2004 

2010 

2014

GDP 

475,5 

363,9 

259,7 

582,4 

1524,9 

1860,6

GDP của LB Nga tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2014 là nhờ

Xem đáp án

GDP của LB Nga tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2014 là nhờ kết quả của chiến lược kinh tế mới. Chọn A. 


Câu 29:

17/07/2024

Đồng bằng sông Cửu Long do hệ thống sông nào bồi tụ?

Xem đáp án

Đồng bằng sông Cửu Long do hệ thống sông Tiền và sông Hậu. 

Chọn C. 


Câu 30:

22/07/2024

Đặc điểm nào sau đây đúng với đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đồng bằng sông Hồng rộng khoảng 15 000 km2, địa hình thấp, khá bằng phẳng, cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê sông, đê biển dài hàng nghìn km; đê điều dày đặc là phân chia đồng bằng  thành các vùng đất trong đê và ngoài đê, xuất hiện nhiều ô trũng khép kín. 

C đúng.

- A sai vì đồng bằng sông Hồng cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển chứ không phải cao ở rìa phía Tây và phía Bắc.

- B sai vì đồng bằng sông Hồng được sông Hồng bồi đắp, có hệ thống đê chạy dài ven sông chứ không có hệ thống kênh ngòi chằng chịt.

- D sai vì sông Hồng có hệ thống đê sông, đê biển dài hàng nghìn km; đê điều dày đặc là phân chia đồng bằng  thành các vùng đất trong đê và ngoài đê, xuất hiện nhiều ô trũng khép kín. 

* Đồng bằng sông Hồng

Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng

+ Diện tích: Rộng khoảng 15 000 km2.

+ Địa hình thấp, khá bằng phẳng, cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

+ Đặc điểm: Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.

+ Ít chịu tác động của thủy triều (triều cường).

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Lý thuyết SGK Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng


Câu 31:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi  Tây Bắc? 

Xem đáp án

Tây Côn Lĩnh là đỉnh núi được coi là nóc nhà của vùng núi Đông Bắc Việt Nam. 

Chọn D. 


Câu 32:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hướng núi chính của vùng núi Đông Bắc là gì?

Xem đáp án

Vùng núi Đông Bắc có địa hình chủ yếu hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc  Sơn, Đông Triều.

Chọn A. 


Câu 33:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và  Tây Bắc là: 

Xem đáp án

Ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là sông Hồng. 

Chọn D. 


Câu 34:

20/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu  nước ta?

Xem đáp án

Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc là sai. 

Chọn D. 


Câu 35:

20/07/2024

Cho bảng số liệu: 

Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới 

(Đơn vị: Triệu tấn)

Năm 

1985 

1995 

2013

Đông Nam Á 

3,4 

4,9 

9,0

Thế giới 

4,2 

6,3 

12

Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013?

Xem đáp án

Tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013 có xu hướng giảm. Chọn B. 


Câu 36:

18/07/2024

Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Biển Đông là biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

 Chọn B. 


Câu 37:

20/07/2024

Tính chất của gió mùa mùa đông là 

Xem đáp án

Tính chất của gió mùa mùa đông là lạnh khô. 

Chọn B. 


Câu 38:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta  chủ yếu theo hướng nào? 

Xem đáp án

Gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta chủ yếu theo hướng Tây Nam.

Chọn B. 


Câu 39:

22/07/2024

Nước ta không chịu ảnh hưởng của loại gió nào sau đây?

Xem đáp án

Nước ta không chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới. 

Chọn A. 


Câu 40:

22/07/2024

Địa hình vùng núi Tây Bắc không có đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án

Vùng núi Tây Bắc: 

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. 

- Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải chạy cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam: 

+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh  Phan-xi-păng (3143 m). 

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông cả.  Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

+ Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

- Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như : Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...

Chọn A.


Bắt đầu thi ngay