Khi nhân một số với 11, Nam đã đặt hai tích riêng thẳng cột nên kết quả là 36. Hỏi số đó là số nào

Lời giải Bài 4 trang 22 Toán lớp 4 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 4 Tập 2.

1 3,181 21/11/2024


Giải Toán lớp 4 Bài 43: Nhân với số có hai chữ số

Giải Toán lớp 4 Tập 2 trang 22 Bài 4:

a) Đ, S?

Toán lớp 4 Kết nối tri thức Bài 43: Nhân với số có hai chữ số (trang 20 Tập 2) | Giải Toán lớp 4

b) Khi nhân một số với 11, Nam đã đặt hai tích riêng thẳng cột nên kết quả là 36. Hỏi số đó là số nào?

Lời giải:

a) Bạn nam đúng, bạn nữ sai vì khi viết tích riêng thứ hai ta phải lùi sang trái một cột (so với tích riêng thứ nhất).

b) Khi nhân với 11, hai tích riêng bằng nhau. Do Nam đặt hai tích riêng thẳng cột và được kết quả là 36 nên tích riêng là:

36 : 2 = 18

Vậy số đó là số 18.

*Phương pháp giải:

a) Kiểm tra cách đặt tính và kết quả từng phép tính.

b) Dựa vào cách đặt tính rồi tính để xác định số chưa biết

*Lý thuyết:

1. Phép nhân hai số tự nhiên

a x b = c

(thừa số) x (thừa số) = (tích)

Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60

Quy ước:

+ Trong một tích, ta có thể thay dấu nhân “x” bằng dấu chấm “.”

Ví dụ: 5 x 2 = 5 . 2

+ Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số

Ví dụ: a x b = a . b = ab hoặc 4. a . b = 4ab

+ Khi nhân hai số có nhiều chữ số, thông thường đặt tính rồi tính, chú ý khi viết các tích riêng (tích riêng thứ hai lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất,…)
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 341 x 157

         ×341157          2387¯      1705     341     53537¯

Vậy 341 x 157 = 53 537.

2. Tính chất của phép nhân

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:

+ Giao hoán: a . b = b . a

+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)

+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a

+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a . (b + c) = a. b + a . c

a . (b – c) = a . b – a . c

Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:

a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)

Xem thêm

35 Bài tập Nhân với số có hai chữ số. Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 lớp 4 (có đáp án)

1 3,181 21/11/2024