Giải Hóa 10 Bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa 10 Bài 35. Mời các bạn đón xem:

1 796 17/01/2022
Tải về


Giải Hóa 10 Bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Video giải Hóa 10 Bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Bài 1 trang 148 Hóa lớp 10: Viết bản tường trình

1. Điều chế và chứng minh tính khử của H2S.

- Thí nghiệm: Điều chế khí H2S bằng cách cho FeS tác dụng với dd HCl. Sau đó đốt khí thoát ra từ ống vuốt nhọn. Quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: H2S thoát ra có mùi trứng thối. H2S cháy trong không khí ngọn lửa màu xanh.

- Phương trình hóa học:

2HCl + FeS → FeCl2 + H2S↑.

2H2S + O2 → 2S↓ + 2H2O.

→ H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

- Giải thích hiện tượng:

+ FeS xảy ra phản ứng trao đổi với HCl sinh ra khí H2S mùi trứng thối.

+ H2S đã bị oxi hóa bởi oxi, cháy với ngọn lửa xanh tạo ra S.

2. Tính khử của SO2.

Thí nghiệm: Điều chế SO2 bằng cách đun nóng dung dịch H2SO4 với muối Na2SO3 (như Hình 6.5 trang 137 SGK)

- Dẫn khí SO2 vừa điều chế được vào dung dịch brom. Quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Mất màu dung dịch brom.

- Phương trình hóa học:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

→ SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.

- Giải thích hiện tượng: phản ứng giữa Na2SO3 và H2SO4 tạo ra khí SO2 làm mất màu dung dịch nước brom.

3. Tính oxi hóa của SO2

- Thí nghiệm: Dẫn khí H2S điều chế được ở trên vào nước ta được dung dịch axit sunfuhiđric.

Dẫn khí SO2 điều chế được ở thí nghiệm 2 vào dung dịch H2S. Quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Có vẩn đục, màu vàng.

Phương trình hóa học:

SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O.

→ SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử

Giải thích hiện tượng: SO2 đã oxi hóa H2S tạo ra kết tủa S có màu vàng.

4. Tính oxi hóa của H2SO4 đặc.

- Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Cho 1 vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh và có bọt khí xuất hiện.

Phương trình hóa học:

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

→ Cu là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa.

- Giải thích: Cu bị oxi hóa bởi H2SO4 tạo dung dịch màu xanh và sinh ra khí SO2.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 hay, chi tiết khác:

Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh

Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học

Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học

Bài 38: Cân bằng hóa học

Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

1 796 17/01/2022
Tải về