Giải Hóa 10 Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot
Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa 10 Bài 28. Mời các bạn đón xem:
Giải Hóa 10 Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot
Video giải Hóa 10 Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot
Bài 1 trang 121 Hóa lớp 10: Viết tường trình
1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo
- Thí nghiệm: Điều chế nước clo bằng cách:
+ Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4.
+ Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Khí thu được dẫn vào ống nghiệm có sẵn khoảng 5ml nước cất (đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su).
- Rót vào 1 ống nghiệm khác khoảng 1ml dung dịch NaBr, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước clo mới điều chế được.
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch có màu vàng.
Phương trình phản ứng: 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.
- Giải thích: Cl2 đã oxi hóa NaBr và thu được Br2, brom hòa tan làm dung dịch có màu vàng.
- Kết luận: Tính oxi hóa Cl2 > Br2.
2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.
Hiện tượng: Sau phản ứng dung dịch có màu cam nhạt
Phương trình phản ứng: 2NaI + Br2 → 2NaBr + I2.
Giải thích: Br2 đã oxi hóa NaI tạo ra dung dịch NaBr và I2
Kết luận: Tính oxi hóa Br2 > I2.
3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
- Thí nghiệm:
+ Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch hồ tinh bột.
+ Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm.
+ Đun nóng ống nghiệm sau đó để nguội.
+ Quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh. Khi đun nóng → màu xanh biến mất. Để nguội màu xanh hiện ra.
- Giải thích: Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.
Vì tinh bột có cấu dạng hình xoăn ốc, các phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức màu xanh. Khi đun nóng cấu trang xoắn ốc bị phá hủy, các phân tử hồ tinh bột và iot tách nhau nên mất màu xanh, để nguội lại tái tạo dạng ống nên màu xanh xuất hiện trở lại.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 hay, chi tiết khác:
Bài 31: Bài thực hành số 4. Tính chất của oxi, lưu huỳnh
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 10
- Soạn văn 10 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 10 (sách mới)
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 10 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 10 (cả ba sách) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)