Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 8 Học kì 1
Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 8 Học kì 1 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 8 Học kì 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn:Lịch sử 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Lịch sử lớp 8 Học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 1
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?
A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
( Trước năm 1924, do mâu thuẫn và khủng hoảng những cao trào cách mạng đã bùng nổi ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định, thậm chí khủng hoảng trầm trọng. Từ năm 1924, chính quyền tư sản các nước đã đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh quần chúng và củng cố nền thống trị, nên chính trị cơ bản được ổn định.)
Câu 2: Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?
A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.
B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
D. Quốc tế thứ hai giải tán.
Câu 3: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế ở Mỹ?
A. Đạo luật về ngân hàng
B. Đạo luật về tài chính
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
D. Đạo luật phục hưng thương mại.
Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành nào?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Tài chính ngân hàng
D. Năng lượng
Câu 5: Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì?
A. A Thiếu nhan công để sản xuất
B. B Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa
C. C Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.
D. D Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất.
Câu 6: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lượng, bành trướng ra bên ngoài?
A. Nhật chưa có thuộc địa.
B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 7: Bước tiến của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là?
A. Xuất hiện các nhóm
B. Xuất hiện các phái
C. Xuất hiện các chính đảng
D. Xuất hiện các hội.
Câu 8: Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921 – 1924 là gì?
A. Đảng nhân dân Mông Cổ thành lập.
B. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.
C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.
Câu 9: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945?
A. Đức muốn làm bá chủ châu Âu và thống trị thế giới.
B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.
C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước ( Anh, Pháp, Mỹ).
D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933).
Câu 10: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hau là gì?
A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh - tơn.
B. Do chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ.
C. Do hậu quả của Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau.
D. Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933)
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp? (2 điểm)
Câu 2: Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? (3 điểm)
Đáp án tự luận
Câu 1. Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp, vì
- Ở Đức: Để đối phó khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít. Đảng Cộng sản Đức đấu tranh quyết liệt nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh. (1 điểm)
- Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung – Mặt trận nhân dân Pháp. Tháng 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử lên cầm quyền ở Pháp; Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thi hành nhiều chính sách tiến bộ trong những năm 1936-1939. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng. (1 điểm)
Câu 2. Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao, lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành, các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng. (1 điểm)
- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước Việt Nam, LÀo, Cam-pu-chia đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào. (1 điểm)
- Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển có những bước tiến bộ rõ rệt, chưa có phong trào nào thắng lợi nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung. Điểm mới của phong trào dân chủ tư sản là xuất hiện các đảng phái có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn, đến năm 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Nam Á, từ đây, cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít. (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Môn:Lịch sử 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Lịch sử lớp 8 Học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 2
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào?
A. Giai cấp công nhân thế giới.
B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.
C. Khối liên minh công – nông tất cả các nước.
D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Câu 2: Tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản đã thông qua vấn đề gì quan trọng?
A. Sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.
B. Luận cương về cấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.
C. Nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.
D. Nghị quyết chống chiến tranh đế quốc.
Câu 3: Bí quyết thành công của chính sách mới là gì?
A. Giải quyết nạn thất nghiệp.
B. Đạo luật về ngân hàng
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.
Câu 4: Ngành công nghiệp phát triển nhất của Mỹ trong thập niên 20 là gì?
A. Sản xuất ô tô
B. Dầu lửa
C. Thép
D. Than
Câu 5: Trong thời gian từ năm 1914 – 1919 sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng mấy lần?
A. 5 lần
B. 7 lần
C. 3 lần
D. 2 lần
Câu 6: Thế kỉ XX phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?
A. Xu hướng vô sản
B. Xu hướng tư sản
C. Xu hướng thỏa hiệp
D. Phát triển song song tư sản và vô sản.
Câu 7: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì?
A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
B. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi.
C. Sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
D. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.
Câu 8: Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bất hợp tác với thực dân Anh
B. Bạo động chống thực dân Anh
C. Bất bạo động
D. Thương lượng với thực dân Anh.
Câu 9: Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?
A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.
B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật bản.
C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.
D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.
( Liên Xô đã đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử hủy diệt 2 thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Làm phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai.)
Câu 10: Nhận định nào Đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945 ) đối với Lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX?
A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của.
B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.
C. Gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất.
D. Chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn.
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939 như thế nào? (2 điểm)
Câu 2: Trong thập niên 20 của thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau và khác nhau? (3 điểm)
Đáp án tự luận
Câu 1. Nước Mỹ trong những năm 1929-1939:
- Cuối tháng 10/1929, nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy: (0,5 điểm)
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản. Đến cuối hè năm 1932, sản xuất công nghiệp Mỹ giảm 2 lần so với năm 1929, 75% dân trại bị phá sản, hàng triệu người thất nghiệp.
- Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, năm 1932 Ru-dơ-ven đắc cử Tổng thống, đã thực hiện Chính sách mới. (0,5 điểm)
+ Chính sách mới của Ru-dơ-ven bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
- Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, góp phần làm cho nước Mỹ duy trì chế độ dân chủ tư sản. (1 điểm)
Câu 2. Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, kinh tế Mỹ và Nhật Bản có điểm giống nhau và khác nhau là:
- Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận, không bị mất mát gì nhiều trong chiến tranh. (1 điểm)
- Khác nhau: (2 điểm)
+ Kinh tế Mỹ phát triển cực kỳ nhanh chóng do cải tiến kỹ thuật thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyển, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
+ Ở Nhật phát triển không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh
Xem thêm các bộ đề thi Lịch sử 8 chọn lọc, hay khác:
TOP 30 Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 8 năm 2022 có đáp án
Đề cương Học kì 1 Lịch sử lớp 8 năm 2022 chi tiết nhất
TOP 30 Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử lớp 8 năm 2022 có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8