Hệ thống kiến thức Địa Lí lớp 9 Giữa học kì 2 năm 2022

Hệ thống kiến thức Địa Lí lớp 9 Giữa học kì 2 năm 2022 giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa Lí 9 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 981 lượt xem
Tải về


Hệ thống kiến thức Địa Lí lớp 9 Giữa học kì 2 năm 2022 

Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2017 (Đơn vị: %)

* Điều kiện phát triển

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí thuận lợi.

+ Lao động dồi dào có tay nghề cao.

+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách tốt.

- Khó khăn:

+ Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.

+ Môi trường ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường đô thị nặng nề, đặc biệt là các đô thị lớn

* Tình hình phát triển

- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.

- Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

+ TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

+ Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

TP. Hồ Chí Minh đang vươn mình trở thành hòn ngọc Viễn Đông

b) Nông nghiệp

* Điều kiện phát triển

- Diện tích đất xám và đất badan rộng lớn và màu mỡ.

- Khí hậu cận xích đạo.

- Người dân có kinh nghiệm, gần cơ sở chế biến và thị trường ổn định.

MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2002 - 2014 (Đơn vị: nghìn ha)

* Tình hình phát triển

- Trồng trọt:

+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Các cây công nghiệp lâu năm quan trọng là: cao su, cà phê, tiêu, điều,…

+ Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả cũng được chú ý phát triển.

- Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao.

Hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh

- Lâm nghiệp: đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn.

- Chăn nuôi: gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

- Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Một số cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp

b) Nông nghiệp

c) Dịch vụ

TỈ TRỌNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ DỊCH VỤ Ở ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC (cả nước = 100%)

* Điều kiện phát triển

- Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.

- Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển.

- Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.

* Tình hình phát triển

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (49,4% năm 2018).

- Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông,...

- Giao thông: TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.

- Thương mại:

+ Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.

+ Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu:

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ,... Trong đó, dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

Tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến được nâng lên.

Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG CỦA ĐÔNG NAM BỘ TRONG TỔNG SỐ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM, NĂM 2017 (cả nước = 100%)

TP. Hồ Chí Minh – Một trong những trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước

6. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Các trung tâm kinh tế:

+ TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.

+ TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

+ TP. Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.

=> Tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2017 (cả nước = 100%)

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

+ Vai trò: quan trọng với Đông Nam Bộ và các tỉnh phía nam, cả nước. Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ

* Khái quát chung:

- Diện tích: 39 734 km² chiếm 12% diện tích cả nước. Dân số 17,4 triệu người (18,1% dân số cả nước - 2019).

- Các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang.

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

* Vị trí tiếp giáp:

- Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.

- Bắc giáp Cam-pu-chia.

- Đông Nam giáp Biển Đông.

- Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

* Ý nghĩa: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, gần với vùng kinh tế năng động Đông Nam Bộ nên thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

SƠ ĐỒ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

* Thuận lợi

- Địa hình: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Địa hình thấp, khá bằng phẳng.

- Đất:

+ Phù sa ngọt: chiếm diện tích lớn, dọc theo sông Tiền và sông Hậu.

+ Đất phèn: Đông Tháp, Long An, phía Tây Nam.

+ Đất mặn: dọc ven biển.

-> Tài nguyên đất phù sa sông thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần cải tạo.

Một đoạn sông Mê Công ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Khí hậu: Cận xích đạo, nóng ẩm, lượng mưa dồi dào -> Thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực (đặc biệt là cây lúa nước).

- Tài nguyên nước: kênh rạch chằng chịt, vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển lớn. Thuận lợi: nuôi trồng thủy hải sản -> Thuận lợi phát triển giao thông đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. 

- Sinh vật: phong phú, đa dạng. Rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.

- Biển và hải đảo: nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo -> Thuận lợi cho khai thác hải sản.

* Khó khăn

- Mùa khô sâu sắc. Lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.

- Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt trong mùa khô.

Mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hạn hán nghiêm trọng

* Phương hướng phát triển

- Phát triển thủy lợi, các dự án thoát lũ để cải tạo đất phèn, đất mặn và cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô.

- Chủ động sống chung với lũ, khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, Kiên Giang

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Đặc điểm dân cư, xã hội

- Số dân: Đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng. Dân số 17,4 triệu người (18,1% dân số cả nước - 2019).

- Mật độ dân số cao 423 người/km² (2019).

- Thành phần dân cư: ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

- Trình độ dân trí chưa cao.

- Tỉ lệ dân thành thị thấp (25,5% năm 2017).

Người dân tộc Khơ-me ở Tây Nam Bộ

* Thuận lợi

- Nguồn lao động dồi dào.

- Người dân cần cù, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.

* Khó khăn

- Mặt bằng dân trí thấp.

- Cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.

* Biện pháp: Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, phát triển đô thị.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

- Trồng trọt: 

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

Cánh đồng lúa ở Long An

+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...

+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp hơn 2 lần trung bình cả nước.

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.

+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...

+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước

- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản: 

+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...

+  Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,... 

+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.

b) Công nghiệp

- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 33,1% GDP toàn vùng năm 2017).

- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

- Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,...

c) Dịch vụ

- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

- Vùng đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.

Cà Mau - Điểm cực Nam của Tổ quốc

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

5. Các trung tâm kinh tế

- Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

Cần Thơ - Trung tâm công nghiệp lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Xem thêm các bộ đề thi  Địa Lí lớp 9 chọn lọc, hay khác:

1 981 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: