Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín: CaCO3

Với giải bài 6 trang 167 sgk Hóa học lớp 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 10. Mời các bạn đón xem:

1 2926 lượt xem


Giải Hóa 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Video Giải Bài 6 trang 167 Hóa lớp 10

Bài 6 trang 167 Hóa lớp 10: Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín:

CaCO3 (r)  CaO(r) + CO2 (k)   ΔH > 0

Điều gì xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?

a) Tăng dung dịch của bình phản ứng.

b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.

c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.

d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.

e) Tăng nhiệt độ.

Lời giải:

Điều sẽ xảy ra nếu:

a) Tăng dung tích của bình phản ứng lên ⇒ áp suất giảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều làm tăng áp suất (tăng số mol phân tử khí) ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.

c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.

d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng: NaOH phản ứng với CO2 ⇒ lượng CO2 giảm ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng CO2 ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

e) Tăng nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

 Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 166 Hóa 10: Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai: Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao...

Bài 2 trang 167 Hóa 10: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl5...

Bài 3 trang 167 Hóa 10: Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm...

Bài 4 trang 167 Hóa 10: Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn Fe + CuSO4...

Bài 5 trang 167 Hóa 10: Cho biết phản ứng thuận nghịch sau: 2NaHCO3...

Bài 7 trang 167 Hóa 10: Trong số các cân bằng sau, cân bằng nào sẽ chuyển dịch và dịch chuyển theo chiều nào...

1 2926 lượt xem