Giáo án Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 (Kết nối tri thức)

Với Giáo án Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng.

1 481 22/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (chỉ 70k cho 1 tuần giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức): Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Nắm được hình thức trình bày của đoạn văn.

- Hiểu được ý chính của đoạn văn.

- Xác định được câu chủ đề của đoạn và vị trí của câu chủ đề.

- Viết được câu chủ đề của đoạn văn.

- Biết chỉnh sửa bài viết đoạn văn nêu ý kiến dựa trên các nhận xét của thầy cô.

- Biết cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Đọc các đoạn văn và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được hình thức, dấu hiệu nhận biết đoạn văn tưởng tượng.

- Tác dụng của chi tiết tưởng tượng.

b. Cách thức tiến hành

- GV trình chiếu và yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn trong SHS tr.79, 80:

a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây được viết thêm những gì so với đoạn văn của Vũ Tú Nam?

b. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên có gì thú vị?

+ Đoạn 1:

Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điều, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích choè, chích choè mải hỏt... Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.

(Theo Vũ Tú Nam)

+ Đoạn 2:

Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa, chỉ trả lời: “Tớ còn bận tập múa. Gõ kiến đến nhà liếu điều, liễu điều bận cãi nhau. Gõ kiến gõ cửa nhà chích choè, chích choè liền thoắng: “Tớ còn bận luyện giọng. Với lại, đường xa vạn dặm, tớ thì bé nhỏ, chân yếu cánh mềm, làm sao mà đi được!”. Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc cá nhân, tìm phương án trả lời cho mỗi yêu cầu.

+ HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm để đối chiếu kết quả.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

- GV nhận xét, thống nhất đáp án:

+ Thêm lời thoại: lời của ông, lời của chích chòe.

+ GV khuyến khích HS trả lời về sự thú vị của các chi tiết tưởng tượng theo suy nghĩ riêng.

Hoạt động 2: Cách viết đoạn văn tưởng tượng.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Biết cách thêm các chi tiết tưởng tượng cho đoạn văn.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2: Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào?

- GV mời 1 HS đọc các câu lệnh sau:

Viết thêm cho tiết (lời kể, tả,...)

Viết thêm lời thoại của nhân vật.

Thay hoặc viết tiếp đoạnkết.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc nhóm 2 – 3 HS chia sẻ về cách viết đoạn văn tưởng tượng mà em thích.

+ HS nêu lí do tại sao em thích cách đó.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày ý kiến trước lớp. HS khác nhận xét, gợi ý, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, góp ý, bổ sung, sửa câu trả lời.

Hoạt động 3: Trao đổi về những đặc điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm rõ những đặc điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu: Trao đổi về những đặc điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng, dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

- GV mời 1 HS đọc hai câu hỏi hướng dẫn SGK tr.80

+ Theo em, còn những cách viết đoạn văn tưởng tượng nào khác ngoài những cách được nếu ở bài tập 2?

+ Làm thế nào để viết được đoạn văn tưởng tượng thú vị, hấp dẫn?

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

+ Nhắc lại những cách viết đoạn văn tưởng tượng được gọi ý ở bài tập 2.

+ Bổ sung thêm những phương án khác:

· Chọn một cách mở đầu khác.

· Phát triển một vài chi tiết quan trọng.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV mời 1 – 2 HS đọc ghi nhớ SGK tr.80.

- HS đọc yêu cầu và đoạn văn.

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu.

- HS đọc SGK

- HS trình bày.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô truy cập Link tài liệu

Xem thêm giáo án Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa

Giáo án Đọc: Đồng cỏ nở hoa

Giáo án Viết: Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng

Giáo án Nói và nghe: Chúng em sáng tạo

Giáo án Đọc: Thanh âm của núi

1 481 22/02/2024
Mua tài liệu