Giáo án Tin học 10 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): An toàn trên không gian mạng

Với Giáo án Bài 9: An toàn trên không gian mạng Tin học lớp 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tin học 10 Bài 9.

1 632 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 30K cho bài giảng bất kì) :

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tin học 10 Bài 9 (Kết nối tri thức): An toàn trên không gian mạng (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên internet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn. Trình bày được một số cách để phòng những tác hại đó.

- Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng. Biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Trình bày được sơ lược về các phần mềm xấu (mã độc). Biết sử dụng một số cung cụ để phòng chống phần mềm xấu.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề

* Năng lực riêng

- Biết sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm độc hại.

3. Phẩm chất

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, văn hóa khi tham gia Internet.

- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu dạy học.

- Máy tính có kết nối máy chiếu.

- Phòng máy thực hành, các máy tính thực hành đã có một phần mềm chống virus được tích hợp với hệ điều hành hay được cài đặt.

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Đọc trước Bài 9. An toàn trên không gian mạng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

b. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌

- GV cho HS coi video về tin tặc tấn công và đưa ra vấn đề.

Những hậu quả do mất an ninh mạng (tin tắc tấn công) được đề cập đến trong video là gì?

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌

- HS xem video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát và trợ giúp nếu cần thiết.

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌

- GV gọi 1 HS trả lời.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

* Bước 4. Kết luận và dẫn dắt vào bài

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Dữ liệu quan trọng bị đánh cắp.

Nếu một chiếc máy tính văn phòng của cơ quan nhà nước bị hack Hệ thống của cả một thành phố bị tin tặc tấn công.

- GV dẫn dắt vào bài.

Không gian mạng – (trong một số hoàn cảnh cụ thể được gọi vắn tắt là "mạng") chính là Internet, là một môi trường rất mở. Trên mạng mọi người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng nhưng chính điều đó lại bị những kẻ xấu lợi dụng khiến mạng cũng là nơi đầy rẫy những cạm bẫy. Cần tự bảo vệ mình như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ vào Bài 9. An toàn trên không gian mạng để nắm được một số nguy cơ và cách phòng tránh khi sử dụng Internet.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguy cơ trên mạng

a. Mục tiêu: Biết xác định nguy cơ trên mạng và có biện pháp phòng tránh

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên

và học sinh

1. MỘT SỐ NGUY CƠ TRÊN MẠNG

Hoạt động 1:

- Khi kết bạn, có thể gặp những kẻ lừa đảo. Đã có nhiều nữ sinh bị những kẻ buôn người lừa đảo làm quen, kết bạn, hứa hẹn đi làm với thu nhập cao rồi bị đưa đi bán.

- Khi xem tin tức có thể xem phải tin giả hoặc các tin gây ảnh hưởng xấu.

- Khi tải phần mềm, có thể tải những phần mềm có chứa các mã độc hại.

* Một số nguy cơ có thể gặp khi dùng Internet

- Tin giả và tin phản văn hóa.

- Lừa đảo trên mạng.

- Lộ thông tin cá nhân.

- Bị bắt nạt.

- Nghiện mạng.

- Nhiễm phần mềm độc hại.

* Các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân:

+ Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.

+ Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm gián điệp.

+ Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng vì hầu hết những trạm wifi công cộng không mã hoá thông tin khi truyền.

- Bắt nạt trên không gian mạng. Hành vi bắt nạt trên mạng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lí của nạn nhân vì:

+ Việc bắt nạt có thể xảy ra dai dẳng, bất cứ lúc nào;

+ Người bắt nạt có thể ẩn danh, không biết là ai để đối phó;

+ Số người theo dõi, bình luận có thể rất đông gây áp lực nặng nề, khiến nạn nhân có nguy cơ tự cô lập;

+ Nhiều người không tự giải quyết được nhưng không dám nói ra, dẫn đến trầm cảm và có các hành vi tiêu cực. Bắt nạt là một kiểu khủng bố trên không gian mạng.

* Một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt:

+ Không nên kết bạn dễ dãi qua mạng.

+ Không trả lời thư từ hay tin nhắn, không tranh luận với kẻ bắt nạt trên diễn đàn.

+ Hãy lưu giữ tất cả các bằng chứng.

+ Hãy chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô.

+ Khi sự việc nghiêm trọng hãy báo cho cơ quan công an kèm theo bằng chứng.

Ghi nhớ

+ Mạng là môi trường giao tiếp nhanh chóng, thuận tiện nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mất an toàn thông tin.

+ Chỉ truy cập các trang web tin cậy, hãy cảnh giác với các thông tin giả, lừa đảo.

+ Hãy giữ bí mật thông tin cá nhân.

+ Chỉ nên kết bạn với những người quen biết trong mạng xã hội. Khi bị bắt nạt, hãy chia sẻ với những người thân hoặc thầy cô.

+ Không nên sử dụng Internet quá nhiều.

Đáp án câu hỏi củng cố:

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành Hoạt động 1.

Hãy thảo luận và cho ví dụ minh hoạ về những nguy cơ có thể khi lên internet để:

a) Kết bạn.

b) Xem tin tức.

c) Tải các phần mềm.

- GV nếu một số nguy cơ khi dùng Internet, minh họa bằng các ví dụ.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung.

+ Nhóm 1. Trình bày các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân.

+ Nhóm 2. Trình bày các biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt.

- GV gọi 1 HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK tr.45.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi củng cố:

Câu 1. Em hãy đưa ra một số tình huống có thể làm lộ mật khẩu tài khoản.

Câu 2. Em có biết một hành vi lừa đảo nào trên mạng không? Nếu có, em hãy kể cách thức lừa đảo.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ thảo luận ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌

+‌ ‌GV: Quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết.‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌

+ GV: Gọi đại diện HS trả lời câu hỏi.

+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ nhau.‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌- GV‌ nhận xét, chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Tin học 10 Bài 9 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Tin học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh

Giáo án Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng

Giáo án Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại

Giáo án Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet

Giáo án Bài 11: Ứng xử trong môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

1 632 05/01/2024
Mua tài liệu