Giáo án Em vui đến trường lớp 3 (Chân trời sáng tạo)

Với Giáo án Bài 3: Em vui đến trường Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 3.

1 1996 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word trình bày khoa học, đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Em vui đến trường

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Chia sẻ về những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Hiểu được nội dung bài đọc “Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp”.

- Tìm đọc một văn bản thông tin về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm và hợp tác với bạn trong các hoạt động.

3. Phẩm chất

Chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh, video clip một vài con đường đến trường ở thành thị, nông thôn, ... có âm thanh tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng cười nói, tiếng xe cộ đi lại, ... (nếu có); Bảng phụ ghi bài thơ.

- HS: mang theo sách có văn bản thông tin về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về những thông tin đã đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.

+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức HS theo nhóm đôi chia sẻ về những điều em quan sát được trên con đường đến trường (cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, mùi hương, ...) bằng các giác quan.

- GV nhận xét, kết nối giới thiệu bài mới: Em vui đến trường.

- Giới thiệu tranh minh hoạ.

- HS theo nhóm đôi chia sẻ và trình bày. Có thể là: Con đường từ nhà mình đến trường là con đường đá đỏ quanh co, uốn lượn. Dọc theo đường là hàng cây xanh rợp bóng mát, thấp thoáng trong vườn cây những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Trên vòm cây tiếng chim líu lo chào ngày mới,….

- Lắng nghe.

- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, và tranh minh hoạ.

2. Khám phá và luyện tập

- Mục tiêu:

+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

+ Hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng:

- GV đọc mẫu (giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp và cảm xúc của bạn nhỏ khi đi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp 1-4, 2-3 hoặc 3-2).

- Tổ chức cho HS đọc theo câu, đoạn, bài trong nhóm, chú ý hướng dẫn luyện đọc từ khó, cách ngắt nghỉ một số dòng thơ:

Tiếng trống/ vừa giục giã/

Trang sách hồng/ mở ra/

Giọng thầy/ sao ấm quá!/

Nét chữ em/ hiền hòa.//

Em/ vui cùng bè bạn/

Học hành/ càng hăng say/

Ước mơ/ đầy năm tháng/

Em/ lớn lên từng ngày.//

- Giải thích nghĩa một số từ khó như:

+ véo von: âm thanh cao và trong, lên xuống nhịp nhàng, nghe vui và êm tai.

+ hiền hòa: hiền lành và ôn hòa.

+ phơi phới: gợi tả vẻ vui tươi, đấy sức sống của cảm xúc đang dâng lên mạnh mẽ.

2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu:

- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SGK.

+ Câu 1: Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu?

+ Câu 2: Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?

+ Câu 3: Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?

+ Câu 4: Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau?

- Nhận xét, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS nêu nội dung bài đọc.

- Lắng nghe, nhớ

- Theo nhóm 4 tập đọc thành tiếng từng câu, đoạn, bài và trình bày trước lớp, kết hợp luyện đọc một số từ khó: véo von, phơi phới, giục giã,…

- HS nhắc lại.

- HS theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

+ Hình ảnh, âm thanh được nhắc đến là: chim sâu nhỏ, mặt trời chín đỏ, nắng hồng, tiếng hót véo von của chim.

+ Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy lòng vui phơi phới.

+ Khổ thơ cuối nói lên những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.

+ Hai khổ thơ đầu có câu 1-3; 2-4 có tiếng cuối mang vần giống nhau (nhỏ-đỏ; cành-xanh; mới-phới; phương-trường). Khổ thứ ba ở 4 câu có tiếng cuối mang vần giống nhau, vần không có âm cuối (giã-ra-quá-hoà)

- HS nêu: Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 3 Chân trời sáng tạo.

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Lắng nghe những ước mơ

Giáo án Bài 4: Nhớ lại buổi đầu đi học

Giáo án Bài 1: Cậu học sinh mới

Giáo án Bài 2: Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí

Giáo án Bài 3: Mùa thu của em

1 1996 lượt xem
Mua tài liệu