Giáo án Cậu bé và mẩu san hô lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Với Giáo án Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word trình bày khoa học, đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kỳ):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Cậu bé và mẩu san hô
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nói được về một số loài sinh vật biển kì thú có tên được gọi theo đặc điểm nổi bật trên cơ thể; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài học qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Buổi tham quan khu bảo tồn và bộ phim về môi trường biển đã giúp Khánh hiểu rõ và có ý thức bảo vệ môi trường biển.
- Tìm đọc một truyện về thiên nhiên viết được Phiếu đọc sách và kể được một đoạn truyện em thích.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, thiên nhiên qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh ảnh video clip về cua mặt trăng, san hô tổ ong, ố gai ....
Bảng phụ ghi đoạn từ Cuối buổi tham quan ... đền hết.
Mẫu chữ Q V ( kiểu 2) cỡ nhỏ.
Bản đồ hành chính hoặc một vài hình ảnh về cảnh đẹp ở huyện đảo Vân Đồn.
Tranh ảnh, video clip một số việc làm bảo vệ/ hủy hoại môi trường
Thẻ từ ghi sẵn một số từ ngữ cho bài taapj LTVC
- HS: mang theo sách báo có truyện về thiên nhiên và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: |
|
Khởi động: HS nghe: Âm thanh của gì? GV giới thiệu tên chủ điểm: Đến với chủ điểm Mái nhà chung các em sẽ có những trải nghiệm, khám phá thú vị về thế giới rộng lớn xung quanh ta. Cho HS xem clip san hô Các em vừa được xem đoạn clip giới thiệu một góc của biển cả mênh mông. Cô và các em cùng quan sát thêm một số sinhvật qua hoạt động khởi động hôm nay nhé! Cho HS quan sát tranh trong sách - HS thảo luận nhóm 2 đọc tên, quan sát ảnh, nói về các loài sinh vật trong ảnh. Gợi ý: Tên gọi và hình dạng của sinh vật này có gì lưu ý?
Các sinh vật này sống ở đâu? Theo các em, bài học hôm nay muốn giới thiệu với chúng ta điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Cậu bé và mẩu san hô |
HS nghe và hát theo bài hát “Bé yêu biển lắm”
HS qua sát
- HS mở SGK/ trang 106 - HS thảo luận nhóm đôi. - Nêu hiểu biết của mình về sinh vật vừa quan sát - Dự kiến: Tên của sinh vật được gọi theo một đặc điểm nổi bật của cơ thể ( Cua mặt trăng: trên lưng cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha màu hồng tươi, trông như mặt trăng; - San hô tổ ông: loại san hô có hình dáng nhiều tầng hình lục giác giống như tổ ong; ốc gai: vỏ gồm nhiều gai nhọn tua tủa ra bên ngoài) - Các sinh vật sống dưới biển.
- HS nêu tự do.
- HS lắng nghe. |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( 30 phút) |
|
B.1 Hoạt động Đọc (... phút) |
|
1.1.1 Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (18 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức:……. |
|
a. Đọc mẫu: Các em cùng nghe cô đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng người dẫn chuyện thong thả: đoạn đầu vui tươi, đoạn giữa hào hứng, đoạn cuối trầm, giọng chị Hai thể hiện mong muốn thiết tha; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả và từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật) b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Lưu ý: * Đọc nối tiếp câu + Đọc lần 1: HS đọc, sai đâu sửa đó, ghi từ phát âm sai lên bảng + Luyện đọc từ khó do GV dự kiến như: Thủy sinh bảo tồn mê tít nạy .... c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: Hướng dẫn chia đoạn: theo sách giáo khoa. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến đã mê tit. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giữ chặt trong lòng bàn tay. + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến sụt sùi trong lòng bàn tay. + Đoạn 4: Còn lại. - Luyện đọc câu dài: + Đọc lần 2: - Giải thích thêm một số từ khó nếu có Bể cá thủy sinh : cho HS xem tranh minh họa trong bài đọc; khu bảo tồn biển ( nơi bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên biển) San hô hóa thạch (San hô đã chết và hóa thành đá); nạy ( có nghĩa giống với cạy: làm bật ra bằng cách dùng vật cứng đặt vào kẽ hở rồi bẩy hoặc đẩy) - GV đưa câu khó, HS tìm cách ngắt nghỉ hoặc gọi HS khá giỏi đọc, Hặc khen HS hoặc lớp phát hiện cách ngắt, khi luyện đọc cá nhân) - Cách nghỉ một số câu dài: San hô kết lấy nhau/ hệt như một tổ ong khổng lồ rêu bám đày/ hệt như thảm.// ; Khánh cuối xuống,/ cậu bé nghe như/ mẩu san hô đang sụt sùi/ trong lòng bàn tay.//; ... - Luyện đọc từng đoạn: + Đọc lần 3 (đọc nối tiếp đoạn) (Đọc nối tiếp lần 3 hoặc luyện đọc nhóm) b) Hướng dẫn đọc đoạn * Đoạn 1: - Câu 3: Lưu ý giọng đọc thể hiện sự ao ước cưa chị Hai – GV đọc Câu nói của chị Hai Nhấn giọng các từ tuyệt đẹp, ước gì, mê tít. => Đoạn 1: đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, chú ý đọc đúng câu hội thoại.. GV đọc mẫu. * Đoạn 2: - Câu 7: Lưu ý diễn cảm thể hiện suy nghĩ của Khánh – GV đọc Câu 7. - Luyện đọc câu dài: San hô kết lấy nhau/ hệt như một tổ ong khổng lồ rêu bám đày/ hệt như thảm.// => Đoạn 2: Đọc to, chú ý ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và nghỉ hơi phù hợp với nội dung câu dài thể hiện đúng cảm xúc của nhân vật như cô đã hướng dẫn. GV đọc mẫu. * Đoạn 3: - Câu 2: lặng đi, đang chết– GV đọc mẫu câu 3 => Đoạn 3: Đọc to, rõ ràng, chú ý ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu. GV đọc. * Đoạn 4: - Luyện đọc câu dài: Khánh cuối xuống,/ cậu bé nghe như/ mẩu san hô đang sụt sùi/ trong lòng bàn tay.// => Đoạn 4: Đọc đúng ngắt nghỉ câu, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu cảm xúc: thả lại, định tặng * Gọi đọc nối tiếp đoạn lần 3 - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS, nhận xét các nhóm. c. HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng lời nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài... - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - Cho HS làm việc các nhân. - Đại diện 1 nhóm đọc trước lớp. - GV nhận xét các nhóm. |
- HS lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng nối tiếp câu.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- HS đọc từ khó.
- Hs lắng nghe.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS phát âm đúng từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4. - Mỗi HS đọc 1 đoạn (đọc nối tiếp 4 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt. - HS đọc nhẩm. - Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt. 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1 Chân trời sáng tạo.
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!
Xem thêm giáo án Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 3: Non xanh, nước biếc
Giáo án Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi
Giáo án Bài 2: Hương vị tết bốn mùa
Xem thêm các chương trình khác: