Giáo án KHTN 7 Bài 29 (Cánh diều 2024): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Với Giáo án Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 7 Bài 29.

1 525 16/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 Bài 29 (Cánh diều): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung bài học để tự học, tự nghiên cứu.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các nội dung của bài học. Lắng nghe, phản hồi và tranh biện về nội dung được giao trong hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để giải thích và vận dụng các vấn đề trong thực tế, chăn nuôi.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được tên các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được những biểu hiện, ví dụ minh họa và giải thích các vấn đề về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển

3. Phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Trung thực trong báo cáo các hoạt động cá nhân và nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, video về sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật..

- Phiếu học tập.

- SGK, SGV, SBT.

2. Học sinh

- Bài cũ ở nhà.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

b) Nội dung:

- GV chiếu hình ảnh, nêu vấn đề mở đầu, yêu cầu HS quan sát và mô tả sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó gọi là gì?

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chiếu hình ảnh sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn.

- GV yêu cầu HS: Quan sát và mô tả sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó gọi là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài học.

- Các câu trả lời của HS.

* Gợi ý:

- Sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn được thể hiện rõ ràng nhất thông qua kích thước, khối lượng và sự phát sinh các cơ quan mới như rễ, thân, lá, hoa:

+ Gieo hạt.

+ Hạt nảy mầm.

+ Hạt xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài, đâm sâu.

+ Cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhiều nhánh, đâm sâu.

+ Cây lớn dần, tăng chiều cao, rễ nhiều nhánh, xuất hiện hoa.

+ Cây cao, hoa nở.

- Sự biến đổi đó gọi là sự sinh trưởng và phát triển của cây.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 29 Cánh diều.

Để mua Giáo án KHTN 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Giáo án Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Giáo án Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Giáo án Bài 28: Tập tính ở động vật

Giáo án Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

1 525 16/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: