Giáo án KHTN 6 Bài 8 (Chân trời sáng tạo 2024): Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Khoa học tự nhiên 6

Với Giáo án Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 6 Bài 8.

1 469 11/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 6 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được sự đa dạng của chất;

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát;

- Đưa ra được ví dụ vế một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất,

- Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học);

- Nêu được các khái niệm vế sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc;

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.

2. Về năng lực

- Năng lực chung

+ Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất, đặc điểm thể của chất, tính chất của chất, sự chuyển thể.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất và sự chuyển thể.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sự đa dạng của chất (chất có xung quanh ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh,...); Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (trạng thái) của chất (rắn, lỏng, khí) thông qua quan sát; Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học); Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc; Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Đọc sách giáo khoa, tìm tài liệu nhằm tìm hiểu về đặc điểm các thể cơ bản của chất.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

- Trung thực: Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập.

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa từ 9.1 đến 9.17;

- Dụng cụ và hóa chất cho các thí nghiệm.

2. Học sinh

- Vở ghi, sách giáo khoa, đụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

Chơi trò chơi “Quan sát nhanh – trả lời nhanh”

a) MỤC TIÊU Tạo được hứng thú cho học sinh về sự đa dạng và các thể của chất.

b) Nội dung: GV cho học sinh quan sát và trả lời nhanh vào phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.

d) Tổ chức thực hiện :

- GV thông báo luật chơi: HS quan sát mẫu các chất, trả lời theo nhóm vào phiếu học tập. Nhóm nào hoàn thành và trả lời đúng nhanh nhất sẽ được thưởng.

- HS ghi nhớ luật chơi

- GV giao nhiệm vụ:

+ Quan sát mẫu các chất và đưa ra kết luận về trạng thái của chất.

+ Đưa ra kết luận chất tồn tại ở các thể nào.

+ Hoàn thành chậm nhất trong 3 phút.

- HS nhận nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ GV gợi ý khi cần thiết

+ Thu phiếu học tập các nhóm.

- HS thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập số 1. Nộp phiếu học tập.

- GV chốt lại và đặt vấn đề vào bài: HS đưa ra kết luận về trạng thái của chất. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của chất (15 phút)

a) MỤC TIÊU HS nêu được sự đa dạng của chất và vật thể xung quanh ta.

b) Nội dung: HS quan sát hình 8.1 trên màn hình và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.

Kết quả phiếu học tập số 2

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Chất

Cây, đá, đồi núi, nước, con người

Thuyền

Cây, đá, đồi, núi, nước, con người, thuyền,

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- HS quan sát hình 8.1 trên màn hình theo nhóm một cách tổng quát đến chi tiết để liệt kê được càng nhiều vật thể có trong hình càng tốt trong 5 phút;

- Phân biệt vật thể tự nhiên và nhân tạo.

- HS nhận nhiệm vụ.

1. Sự đa dạng của chất.

- Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể.

- Các vật thể đều do chất tạo nên.

- Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

- Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

- Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có đặc trưng sống.

- Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có đặc trưng sống.

Bước 2: Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

- GV gợi ý khi cần thiết;

- Thu phiếu học tập các nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Chọn 1 nhóm trình bày kết quả;

- Mời các nhóm khác nhận xét;

- GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả

- Dựa vào phiếu học tập và kết hợp với sơ đồ graph kết luận về vật thể tự nhiên, nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh;

- GV sử dụng giấy dán (sticker) cho các em dán vào các nhóm vật thể được GV ghi trên bảng;

- Yêu cầu HS chốt lại về kết luận.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 12 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Bài 8 Chân trời sáng tạo.

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 9: Oxygen

Giáo án Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Giáo án Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Giáo án Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Giáo án Bài 13: Một số nguyên liệu

1 469 11/01/2024
Mua tài liệu