Giáo án KHTN 6 Bài 26 (Chân trời sáng tạo 2024): Thực hành quan sát vi khuẩn | Khoa học tự nhiên 6

Với Giáo án Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 6 Bài 26.

1 516 11/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 6 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Thực hành quan sát vi khuẩn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn có trong tiêu bản nước dưa muối.

- Nhận biết một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.

- Biết cách làm sữa chua.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ: nghiên cứu cách làm tiêu bản, cách quan sát bằng kính hiển vi, cách vẽ lại vi khuẩn qua kính hiển vi và quy trình làm sữa chua.

- NL giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm để quan sát và vẽ vi khuẩn; làm sữa chua.

- NL GQVĐ và sáng tạo: đề xuất các biện pháp để tạo thêm các mùi vị tự nhiên cho sữa chua.

2.2 Năng lực KHTN

- Làm tiêu bản và quan sát mẫu vật vi khuẩn trong tiêu bản bằng kính hiển vi.

- Vận dụng kiến thức về vi khuẩn để làm sữa chua.

3. Phẩm chất

- Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về cách làm sữa chua

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Trung thực, cẩn thận ghi chép lại các thông tin quan sát được từ tiêu bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

* Dụng cụ, hóa chất:

- Xanh methylene

- Kính hiển vi có độ bội giác 10x, 40x

- Lam kính, lamen, pipette, giấy lọc

- Chậu thủy tinh to

- Phích nước nóng, bình nước lạnh

* Mẫu vật:

Nước dưa, cà muối và tiêu bản mẫu

* Học liệu:

- Báo cáo thực hành

- Ảnh chụp vi khuẩn trong dưa muối dưới kính hiển vi

2. Đối với học sinh

* Dụng cụ:

- Đũa

- Cốc thủy tinh có nắp đậy 100ml

- Thùng xốp/nồi ủ

- Nhiệt kế

* Mẫu vật: Nước dưa, cà muối

* Nguyên liệu: sữa chua tự nhiên, sữa đặc, 1 loại hoa quả có thể dùng để làm sữa chua

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh xác định được nội dung của bài học, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu nội dung của bài mới.

b. Nội dung:

- HS quan sát tranh ảnh để đoán từ có liên quan đến nội dung bài học:

Từ số 1:

Giáo án KHTN 6 Bài 26 (Chân trời sáng tạo 2023): Thực hành quan sát vi khuẩn | Khoa học tự nhiên 6 (ảnh 1)

Từ số 2:

Giáo án KHTN 6 Bài 26 (Chân trời sáng tạo 2023): Thực hành quan sát vi khuẩn | Khoa học tự nhiên 6 (ảnh 1)

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS (Đáp án: Vi khuẩn và Lên men)

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức dưới dạng trò chơi Đuổi hình bắt chữ

- HS làm việc cá nhân.

- Đại diện HS trả lời

- Chốt đáp án và dẫn dắt: Các loại vi khuẩn có khả năng lên men được ứng dụng rất nhiều trong đời sống con người như làm sữa chua, phomai, muối dưa cà, mắm, giấm… Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng quan sát xem vi khuẩn thực tế trông như thế nào và trải nghiệm hoạt động làm sữa chua phục vụ các nhu cầu khác nhau nhé.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thực hành quan sát vi khuẩn

a. MỤC TIÊU

- Biết cách làm tiêu bản vi khuẩn.

- Quan sát, vẽ được hình ảnh vi khuẩn có trong tiêu bản nước dưa muối và 2 tiêu bản mẫu.

b. Nội dung:

- HS đọc hướng dẫn trong SGK và theo dõi hoạt động làm mẫu của giáo viên để thực hiện các thao tác thực hành và làm báo cáo.

c. Sản phẩm:

- Báo cáo thực hành của các nhóm HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

GV chia lớp thành 8 – 10 nhóm HS, mỗi nhóm 4 đến 5 em. Yêu cầu các nhóm phân công nhóm trưởng, thư kí từ tiết học trước.

Bước 1- Chuyển giao nhiệm vụ

- Giới thiệu các bộ dụng cụ và mẫu vật cần có và những lưu ý về các dụng cụ dễ vỡ, nguy hiểm. Yêu cầu các nhóm kiểm tra bộ dụng cụ của nhóm mình. Phát báo cáo thực hành cho HS.

- Nêu tiêu chí đánh giá tiết thực hành.

- Yêu cầu HS nghiên cứu các bước làm tiêu bản hình 26.1 trong SGK. Quan sát GV làm mẫu sau đó tiến hành thực hiện theo nhóm trong thời gian 15 phút.

Bước 2 - Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn các nhóm HS phân chia công việc cho tất cả các thành viên. Ưu tiên quan sát và vẽ hình tiêu bản mẫu trước trong lúc chờ làm tiêu bản vi khuẩn trong nước dưa muối.

- HS chủ động phân chia công việc và làm việc theo hướng dẫn của GV trong thời gian 15 phút

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm đồng thời nhắc nhở HS các quy định đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm, thực hành.

Bước 3 - Báo cáo sản phẩm

- GV thu lại báo cáo thực hành của các nhóm. Mời đại diện 1 nhóm lên báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

Bước 4 - Đánh giá kết quả

- GV nhận xét thao tác thực hành và bài báo cáo của các nhóm sau đó chấm điểm sau tiết học.

- Chuẩn hóa kiến thức bằng cách chiếu ảnh chụp các mẫu vi khuẩn GV đã quan sát chuẩn trước đó cho HS và chốt kiến thức, kĩ năng quan trọng.

Hình ảnh vi khuẩn quan sát được:

Giáo án KHTN 6 Bài 26 (Chân trời sáng tạo 2023): Thực hành quan sát vi khuẩn | Khoa học tự nhiên 6 (ảnh 1)

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Bài 26 Chân trời sáng tạo.

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 27: Nguyên sinh vật

Giáo án Bài 28: Nấm

Giáo án Bài 29: Thực vật

Giáo án Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

Giáo án Bài 31: Động vật

1 516 11/01/2024
Mua tài liệu