Giáo án KHTN 6 Bài 43 (Chân trời sáng tạo 2024): Chuyển động nhìn thấy của mặt trời | Khoa học tự nhiên 6

Với Giáo án Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 6 Bài 43.

1 706 11/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 6 Bài 43 (Chân trời sáng tạo): Chuyển động nhìn thấy của mặt trời

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hàng ngày. Chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.

- Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày đêm).

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Mô phỏng được chuyển động nhìn thấy hằng ngày của Mặt Trời.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm hiểu về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Tìm hiểu được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.

- Mô phỏng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Giải thích được hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.

3. Phẩm chất

Thông qua bài học, tạo điều kiện cho học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm hiểu tài liệu và thực hành các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu thí nghiệm mô hình Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất.

- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong thực hành trong các thí nghiệm: Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, thực hành quan sát Mặt Trời mọc và lặn, chế tạo đồng hồ mặt trời.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Đối với mỗi nhóm:

+ Quả Địa cầu

+ Đèn học để bàn.

+ Bút dạ để đánh dấu.

+ Khăn lau.

+ Phiếu học tập KWL và phiếu bài tập bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.

- Đối với cả lớp:

+ Phiếu học tập Hoạt động tiếp sức.

2. Đối với học sinh

Vở ghi, sgk và đồ dùng học tập khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. MỤC TIÊU Giúp học sinh xác định vấn đề cân học tập là tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời bằng mô hình mô phỏng.

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời phiếu KWL

PHIẾU HỌC TẬP KWL

Con hãy viết ít nhất hai điều con đã biết và 2 điều con chưa biết (con muốn được học) về chuyển động của Mặt Trời vào các mục dưới đây:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 7 trang, trên đây là tóm tắt 2 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Bài 43 Chân trời sáng tạo.

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 40: Lực ma sát

Giáo án Bài 41: Năng lượng

Giáo án Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Giáo án Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng

Giáo án Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà

1 706 11/01/2024
Mua tài liệu