Giáo án KHTN 6 Bài 31 (Chân trời sáng tạo 2024): Động vật | Khoa học tự nhiên 6

Với Giáo án Bài 31: Động vật Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 6 Bài 31.

1 678 11/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 6 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Động vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh họa.

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên: Ruột khoang, Giun, thân mềm, Chân khớp. Gọi tên được một số đại diện điển hình.

- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Gọi tên được một số đại diện điển hình.

- Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống và lấy được ví dụ.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề: Quan sát tranh phát hiện điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

- Năng lực giao tiếp: Thảo luận với các bạn trong nhóm, đại diện nhóm trả lời..

- Năng lực hợp tác: Hợp tác cùng các thành viên trong thảo luận nhóm.

- Năng lực tự học: Tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo.

- Năng lực sử dụng CNTT và TT: Truy cập mạng, tìm kiếm tài liệu. Ứng dụng CNTT để làm những PP trình chiếu cho nhóm mình.

2.2 Năng lực KHTN

- Năng lực kiến thức sinh học: HS đạt được nội dung ghi phần mục tiêu

3. Phẩm chất

- Tích cực, chăm chi, có trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân và của nhóm.

- Trung thực trong học tập, đánh giá các kết quả học tập của bản thân và các bạn.

- Yêu thích bộ môn.

- Say sưa tìm hiểu kiến thức sinh học. Yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài động vật cũng như môi trường sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Hình vẽ: 31.11, 31.1b; 31.2a; 31.2b; 31.2c; 31.2d; 31.3a; 31.3b; 31.3c; 31.3d; 31.3e; 31.4.

- Clip sự đa dạng của thế giới động vật.

https://www.youtube.com/watch?v=rCejGL0ZlCU

https://www.youtube.com/watch?v=M1V9RqQQz18

- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

2. Đối với học sinh

- SGK và vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. MỤC TIÊU

- Tạo sự tò mò cho học sinh khi chuẩn bị tham gia bài học.

b. Nội dung:

- Giáo viên sử dụng clip sự đa dạng và phong phú của giới động vật.

c. Sản phẩm:

- Học sinh rút ra được thế giới động vật đa dạng và phong phú.

d. Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh theo dõi clip. Sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện như thế nào?

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát clip, thảo luận nhóm.

B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện trả lời câu hỏi.

B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV: Tổng kết, khen ngợi.

Dự kiến kết quả trả lời: sự đa dạng của thế giới động vật thể hiện:

+ số lượng loài

+ môi trường sống....

Tuy khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo nhưng chúng đều cấu tạo đa bào, không có thành tế bào...hầu hết chúng có khả năng di chuyển.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của động vật

a. MỤC TIÊU

- Chỉ ra điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

- Kể được tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và có xương sống.

b. Nội dung:

- Sử dụng tranh 31.1a, 31.1b SGK và một số bộ xương của các loài động vật khác học sinh căn cứ vào xương cột sống, tranh của một số nhóm động vật để phân chia động vật thành các nhóm (theo phiếu học tập số 1, 2).

c. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của nhóm đã hoàn thành.

- Nội dụng thảo luận nhóm

- Đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

+ B1. Giao nhiệm vụ học tập:

- GV: Chia lớp thành 6 nhóm học sinh.

- GV: Phát phiếu học tập

Nhóm 1,2,3: PHT số 1

Nhóm 4,5,6 PHT số 2

- GV: Hướng dẫn học sinh hoàn thành PHT: 3 phút.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Nhóm 1,2,3 – 3 phút)

Quan sát hình 31.1a; 31.1b, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau

CH1. Chỉ ra điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật

có xương sống?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Nhóm 3,4,5 – 3 phút)

Quan sát tranh đại diện các nhóm động vật trả lời câu hỏi

CH2. Sắp xếp các động vật sau vào 2 nhóm: Động vật có xương sống, động vật không xương sống.

- Chim ưng, vẹt, hổ, trâu, ngựa, gấu, voi, giun đũa, sán lá gan, thủy tức, san hô, trai sông, mực ống, ốc sên...

+ B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh nghiên cứu tranh, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên.

+ B3. Báo cáo kết quả hoạt động

Nhóm 1,2,3: Báo cáo sản phẩm phiếu học tập số 1.

Nhóm 4,5,6: Báo cáo sản phẩm phiếu học tập số 2.

Dự kiến câu trả lời:

+ B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV: gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV: chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức trọng tâm.

- Đáp án phiếu học tập của HS.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên

a. MỤC TIÊU

- Liệt kê được các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên.

- Phân biệt được đặc điểm của mỗi nhóm.

- Xác định được môi trường sống của các nhóm động vật không xương sống.

b. Nội dung:

- Sử dụng tranh 31.3a ; 31.3b ; 31.3c ; 31.3d ; 31.3e và một số tranh sưu tầm khác.

- Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để giới thiệu về các nhóm động vật không xương sống.

- Phiếu học tập số 3, 4, 5 để định hướng nội dung kiến thức cần đạt khi xem tranh.

c. Sản phẩm:

- Nội dung của mỗi nhóm khi giới thiệu phòng tranh nhóm mình.

- Phiếu học tập của các nhóm sau khi đã hoàn thành.

- Đánh giá sản phẩm (chuẩn bị phòng tranh, kết quả làm việc) của nhóm bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Bài 31 Chân trời sáng tạo.

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn

Giáo án Bài 27: Nguyên sinh vật

Giáo án Bài 28: Nấm

Giáo án Bài 29: Thực vật

Giáo án Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

1 678 11/01/2024
Mua tài liệu