Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế| Bài giảng PPT Địa lí 11

Với Giáo án PPT Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Bài 3.

1 393 22/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo bản PPT trình bày khoa học, đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế| Bài giảng PPT Địa lí 11 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế| Bài giảng PPT Địa lí 11 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế| Bài giảng PPT Địa lí 11 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế| Bài giảng PPT Địa lí 11 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế| Bài giảng PPT Địa lí 11 (ảnh 1)

.............................................

..............................................

..............................................

Giáo án Địa lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…

- Tìm hiểu lý do hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: Có kĩ năng giao tiếp làm việc nhóm hiệu quả.

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với vấn đề.

- Năng lực đặc thù :

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Đọc được bản đồ để xác định được một số nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sư dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, bản đổ, tranh ảnh…), khai thác internet trong học tập.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức về thế giới, khu vực, đất nước.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập.

- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước để trở thành một công dân tốt, có tinh thần phát triển đất nước trong tương lai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: Giúp cho HS gợi nhớ lại các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận để thấy được tầm quan trọng của việc tham gia các liên kết trên thế giới. Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức đã học hãy cho biết hiện nay Việt Nam là thành viên của các tổ chức kinh tế nào? Vì sao chúng ta phải tham gia vào các tổ chức kinh tế đó?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về toàn cầu hoá kinh tế

Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu về khái niệm và biểu hiện toàn cầu hoá kinh tế

a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. Toàn cầu hoá kinh tế.

Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc qia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hoá, khoa học,... Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền KT - XH thế giới.

1. Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế.

- Các dòng hàng hoá - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các nước kí kết và tham gia vào nhiều Hiệp định hợp tác song phương và đa phương.

- Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững…

- Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu và đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng: Các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng về phạm vi hoạt động và liên kết thành một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu.

- Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh: Trong quá trình toàn cầu hoá, nhiều nước cùng tham gia quá trình sản xuất một sản phẩm. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn sản xuất ngày càng được thống nhất và áp dụng rộng rãi trên thế giới.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu cả lớp hoàn thiện khái niệm toàn cầu hóa bằng cách điền thông tin thích hợp.

+ Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu cặp đôi liệt kê các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

+ Nhiệm vụ 3: GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành các yêu cầu sau:

Yêu cầu 1: Mỗi nhóm thực hiện trò chơi “Kết nối biểu hiện” toàn cầu hóa kinh tế. Nhóm nào kết nối đúng, nhanh là nhóm giành chiến thắng.

Yêu cầu 2: Trên cơ sở các biểu hiện đã kết nối, các nhóm hãy tìm ví dụ về mỗi biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

Yêu cầu 3: Các nhóm nhận xét chéo phần việc của nhóm bạn

................................

................................

................................

Xem thử và mua tài liệu:

Link tài liệu (PPT)

Link tài liệu (word)

1 393 22/02/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: