Giáo án Địa lí 8 Bài 3 (Kết nối tri thức 2024): Khoáng sản Việt Nam

Với Giáo án Bài 3: Khoáng sản Việt Nam Địa lí 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Địa lí 8 Bài 3.

1 1,128 28/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Khoáng sản Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

- Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

+ Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr109-112.

+ Quan sát bản đồ hình 3.3 SGK để xác định tên và sự phân bố các mỏ khoáng sản ở nước ta.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về một loại khoáng sản chủ yếu ở VN (ý nghĩa, trữ lượng, phân bố, tình hình khai thác, sử dụng,...)

3. Về phẩm chất

Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản tránh cạn kiệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN)

- Hình 3.1. Giàn khoan dầu khí Đại Hùng 1, Hình 3.2. Mỏ khai thác than Quảng Ninh, hình 3.3. Bản đồ phân bố một số khoáng sản ở VN phóng to.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS)

SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS.

c. Sản phẩm: HS giải mã được ô chữ GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng:

Giáo án Địa lí 8 Bài 3 (Kết nối tri thức 2023): Khoáng sản Việt Nam (ảnh 1)

* GV phổ biến luật chơi:

- Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi.

- Các em dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời.

- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).

* Hệ thống câu hỏi:

Câu 1. Dãy núi cao nhất ở nước ta là:

A. Pu Sam Sao B. Hoàng Liên Sơn C. Trường Sơn D. Con Voi

Câu 2. Sông nào sau đây chảy theo hướng vòng cung?

A. sông Đà B. sông Cầu C. sông Hồng D. sông Mã

Câu 3. Cao nguyên Sơn La nằm ở khu vực:

A. Trường Sơn Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Trường Sơn Bắc

Câu 4. Ngành kinh tế phát triển ở địa hình đồi núi là:

A. thủy sản B. trồng lúa C. thủy điện D. Cả A, B, C

Câu 5. Thiên tai thường xảy ra ở địa hình đồng bằng là:

A. hạn hán

B. lũ quét

C. xói mòn

D. sạt lở đất

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

Câu 1: B

Câu 2: B

Giáo án Địa lí 8 Bài 3 (Kết nối tri thức 2023): Khoáng sản Việt Nam (ảnh 1)

Câu 3: C

Câu 4: C

Câu 5: A

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:

Dầu mỏ là một loại tài nguyên khoáng sản quan trọng ở nước ta gắn liền với sự phát triển của ngành khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Vậy nước ta có những mỏ dầu nào? Phân bố ở đâu? Bên cạnh dầu mỏ thì nước ta còn có những loại khoáng sản nào khác? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)

2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam (35 phút)

a. Mục tiêu: HS trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

b. Nội dung: Quan sát hình 3.3 kết hợp kênh chữ SGK tr 109-110 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 3.3 SGK lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 3.3 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Khoáng sản nước ta hình thành do sự tác động của những nhân tố nào?

2. Nước ta đã thăm dò được bao nhiêu loại khoáng sản?

3. Khoáng sản nước ta chia làm mấy nhóm? Tên các khoáng sản của từng nhóm.

4. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng như thế nào? Kể tên các khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta.

5. Vì sao khoáng sản nước ta lại phong phú và đa dạng?

6. Khoáng sản nước ta phân bố như thế nào?

7. Các mỏ nội sinh được hình thành như thế nào?

8. Các mỏ ngoại sinh được hình thành như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát bản đồ hình 3.3 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Khoáng sản nước ta hình thành do sự tác động của những nhân tố vị trí địa lí, địa chất.

2. Nước ta đã thăm dò được hơn hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

3. Khoáng sản nước ta chia làm 3 nhóm:

- Khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…).

- Khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..).

- Khoáng sản phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

4.

- Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ.

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

5. Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản.

6. Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

7. Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

8. Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

1. Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

- Cơ cấu: Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

- Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ.

- Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Địa lí 8 Bài 3 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Địa hình Việt Nam

Giáo án Bài 4: Đặc điểm khí hậu

Giáo án Bài 5: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

Giáo án Bài 6: Thủy văn Việt Nam

Giáo án Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củ nước ta

1 1,128 28/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: