Giáo án Địa lí 8 Chủ đề 1 (Kết nối tri thức 2024): Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Với Giáo án Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long Địa lí 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Địa lí 8 Chủ đề 1.
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 8 Chủ đề 1 (Kết nối tri thức): Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
- Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí:
+ Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
+ Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
+ Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
- Năng lực tìm hiểu lịc sử và địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr157-163.
+ Quan sát biểu đồ hình 1.2 SGK tr159 và hình 1.4 SGK tr160 để mô tả chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm tư liệu, hình ảnh về địa hình, sông ngòi của châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
3. Về phẩm chất
ý thức học tập nghiêm túc, ý thức giữ gìn và phát triển nền văn minh châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).
- Hình 1.1. Một phần châu thổ sông Hồng, hình 1.2. Biểu đồ lưu lượng nước của sông Hồng tại trạm Sơn Tây, Hình 1.3. Một phần châu thổ sông Cửu Long, hình 1.4. Biểu đồ lưu lượng nước sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận, hình 1.5. Họa tiết hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, hình 1.6. Lưỡi câu đồng thuộc thời kì văn hóa Gò Mun, hình 1.7. Vỏ ốc được phát hiện trong các di chỉ thuộc văn hóa Hạ Long, hình 1.8. Kênh Chợ Gạo (Tiền Giang), hình 1.9. Chợ nỗi Ngã Năm (Sóc Trăng) phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS)
SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ô chữ” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải mã được trò chơi “Ô chữ” do GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng:
* GV phổ biến luật chơi:
- Trò chơi ô chữ gồm 7 chữ cái được đánh số từ 1 đến 7 sẽ tương ứng với 7 câu hỏi.
- Các em dựa vào kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phú Quốc B. Cát Bà
C. Bạch Long Vĩ D. Cái Bầu
Câu 2. Nhiệt độ nước biển trên Biển Đông trên bao nhiêu 0C?
A. 210C B. 200C C. 230C D. 220C
Câu 3. Lượng mưa trung bình trên Biển Đông trên bao nhiêu mm?
A. 1000mm B. 1100mm
C. 900mm D. 800mm
Câu 4. Độ muối bình quân trên Biển Đông là bao nhiêu?
A. 32-33%0 B. 32-35%0
C. 32-34%0 D. 32-36%0
Câu 5. Biển nước ta có hơn bao nhiêu loài cá?
A. 500 B. 2000 C. 1500 D. 1000
Câu 6. Tỉnh nào sau đây ở nước ta phát triển mạnh nghề làm muối?
A. TPHCM B. Hà Nội C. Quảng Ngãi D. Cà Mau
Câu 7. Điểm du lịch nào sau đây được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Đà Nẵng B. Nha Trang
C. Vũng Tàu D. Vịnh Hạ Long
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: C
Câu 7. D
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu thổ là một địa mạo cấu tạo khi một dòng sông chảy vào một vụng nước, nhỏ là hồ, đầm phá, lớn là vịnh, biển hay đại dương khiến dòng nước bị cản chậm lại. Chất phù sa cuốn theo dòng nước khi tốc độ nước không đủ mạnh sẽ phải lắng đọng xuống, bồi lên lòng sông và hai bên bờ. Ở nước ta có 2 châu thổ là châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long, đây là nơi tập trung đông dân cư đồng thời là hai vùng kinh tế quan trọng của nước ta. Vậy, hai châu thổ này được hình thành và phát triển như thế nào? Chế độ nước của các dòng sông chính và quá trình con người chinh phục châu thổ ra sao? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 15 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Địa lí 8 Chủ đề 1 Kết nối tri thức.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm giáo án Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
Giáo án Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam
Giáo án Bài 10: Sinh vật Việt Nam
Giáo án Bài 11: Phạm vi biển Đông, vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Toán 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 8 Cánh diều
- Giáo án PPT Địa lí 8 Cánh diều
- Giáo án Tin học 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án PPT Ngữ văn 8 Cánh diều
- Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Mĩ thuật 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án PPT Lịch sử 8 Cánh diều
- Giáo án PPT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Mĩ thuật 8 (Bản 1) Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Mĩ thuật 8 (Bản 2) Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo