Giáo án Địa lí 7 Bài 13 (Chân trời sáng tạo 2024): Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ

Với Giáo án Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ Địa lí lớp 7 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Địa lí 7 Bài 13.

1 730 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 7 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

- Phân tích được các hệ quả địa lí - lịch sử cua việc Cri-xtô phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502).

- Xác định được vị trí và phạm vi châu Mỹ trên bản đổ tự nhiên châu Mỹ.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực Địa lí

+ Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên, phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng lịch sử, địa lí.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,..)

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, niềm đam mê học hỏi, khám phá miền đất mới.

- Chăm chỉ: tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bản đồ thế giới.

- Bản đồ tự nhiên châu Mỹ.

- Lược đồ hành trình đến châu Mỹ của Cô-lôm-bô.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động xuất phát/ khởi động

a. Mục tiêu

- Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.

b. Nội dung

- Kể tên các quốc gia

c. Sản phẩm

- Câu trả lời cá nhân của học sinh.

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Kể tên các quốc gia ở châu Mỹ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức, và kết nối vào bài học.

Châu Mỹ là vùng đất rộng lớn nằm tách biệt với các chầu lục khác, vì thế mãi đến cuối thế kỉ XV, với cuộc thám hiểm của Cri xtô-phơ Cô lôm-bô (C. Cô-lôm-bô), châu lục này mới được tìm ra. Vị trí địa lí châu Mỹ có gì đặc biệt? Việc tìm ra châu Mỹ có ý nghĩa như thế nào?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

a. Mục tiêu

- Trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

- Biết sử dụng bản đổ tự nhiên chầu Mỹ để xác định vị trí và phạm vi.

- Xác định được trên bản đổ các đại dương tiếp giáp với châu Mỹ.

b. Nội dung

Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:

- Cho biết châu Mỹ tiếp giáp những đại dương nào?

- Xác định vị trí, phạm vi chân Mỹ?

c. Sản Phẩm

- Thông tin phản hồi phiếu học tập

d. Cách thức tổ chức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1- Cặp đôi: Hoàn thành thông tin phiếu học tập

GV cho HS khai thác thông tin trong mục và quan sát hình 1. Bàn đố tự nhiên châu Mỹ trong SGK hoặc bàn đồ tự nhiên châu Mỹ treo tường. Sau đó, GV yêu cẩu HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK, HS có thể làm việc cá nhân. G V cỏ thể gọi một HS lên xác định trực tiếp trên bàn đố những đại dương tiếp giáp với châu Mỹ, các bộ phận của châu Mỹ.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của kênh đào Panama?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nhóm/cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp

- HS khác nhận xét, bổ sung

- GV mở rộng: Kênh đào Pa-na-ma dài 64 km, được khởi công lẩn đầu nàm 1882 bởi người Pháp. Nàm 1904, Hoa Kỳ đã tiến hành đào lại kênh Pa-na-ma và hoàn thành vào năm 1914. Năm 1920, kênh Pa-na ma được đưa vào sử dụng.

Kênh đào Pa-na ma trở thành con đường giao thông quốc tế quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nếu không có kênh đào Pa-na-ma thì khi đi từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại phải mất hơn 12 000 km và chi phí gấp 10 lần chi phí qua kênh đào. Ví dụ như đi từ Niu Oóc đến Xan Phran-xi-xcô nếu vòng qua Nam Mỹ, chiều dài quãng đường là trên 20 900 km, nhưng qua kênh đào thì chỉ còn 8 370 km. Mỗi năm có khoảng 15 000 chiếc làu thuyền qua lại kênh đào này (42 chuyến/ngày). 

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.

- Chuẩn kiến thức:

1. Vị trí địa lí và phạm vi

- Châu Mỹ tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương ở phía bắc, Đại Tây Dương ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía tây.

- Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu tây, phấn đất lién trài từ khoảng 72°B đến 54*N. Châu Mỹ gỗm hai lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối với nhau bằng eo Trung Mỹ (hiện đà bị cắt ngang bởi kênh đào Pa na ma)

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 9 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Địa lí 7 Bài 13 Chân trời sáng tạo.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát cộng hòa Nam Phi

Giáo án Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ

Giáo án Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bèn vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ

Giáo án Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Giáo án Bài 17: Đặc điểm dân cư trung và nam mĩ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mĩ Latinh

1 730 13/01/2024
Mua tài liệu