Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 23 (Kết nối tri thức): Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

1 995 07/01/2024


Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Bài tập 1 trang 83 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.

Bài tập 1.1 Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc địa bàn các tỉnh nào?

A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

B. Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

C. Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông.

D. Lâm Đồng, Kon Tum.

Bài tập 1.2 Cồng chiêng thường được sử dụng trong những dịp nào?

A. Trong các lễ hội. B. Ngày hội và sinh hoạt cộng đồng.

C. Các nghi lễ. D. Tất cả các ý trên.

Bài tập 1.3 Một hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tây Nguyên?

A. Thi nấu cơm. B. Đánh cồng chiêng.

C. Kéo co. D. Múa Xoè.

Bài tập 1.4 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức

A. luân phiên hằng năm giữa các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.

B. ba năm một lần.

C. hai năm một lần.

D. năm năm một lần.

Lời giải:

- Câu hỏi 1.1 - Đáp án đúng là: A

- Câu hỏi 1.2 - Đáp án đúng là: D

- Câu hỏi 1.3 - Đáp án đúng là: B

- Câu hỏi 1.4 - Đáp án đúng là: A

Bài tập 2 trang 83 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Viết vào thẻ dưới đây tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Lời giải:

- Những dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…

Bài tập 3 trang 84 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng hệ thống về một số hoạt động chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

TT

Hoạt động

1

2

3

Lời giải:

TT

Hoạt động

1

Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.

2

Phục dựng nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru…

3

Tổ chức nhiều cuộc thi, như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...

Bài tập 4 trang 84 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy cho biết: Ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên, còn có nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng?

Lời giải:

- Ở Việt Nam, ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên, còn có một số dân tộc cũng sử dụng cồng chiêng, như: người Mường, người Thái; người Thổ,…

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Bài 27: Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 28: Địa đạo Củ Chi

1 995 07/01/2024