Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 2 (Kết nối tri thức): Thiên nhiên và con người địa phương em

Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

1 1,145 07/01/2024


Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em

Bài tập 1 trang 9 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào hình 1 trang 14 SGK, hãy:

- Kể tên các tỉnh hoặc thành phố tiếp giáp với địa phương em.

- Kể tên biển hoặc quốc gia tiếp giáp với địa phương em (nếu có).

Lời giải:

(*) Tham khảo: địa phương Hà Nội

Yêu cầu số 1: Tên các tỉnh/thành phố tiếp giáp với địa phương em

- Phía Bắc giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc;

- Phía Nam, giáp với các tỉnh: Hà Nam, Hòa Bình;

- Phía Đông, giáp với các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;

- Phía Tây, giáp với các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ.

Yêu cầu số 2: Hà Nội không tiếp giáp với biển

Bài tập 2 trang 9 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Điền thông tin vào chỗ trống (…) sao cho phù hợp với đặc điểm địa hình, sông, hồ của địa phương em.

- Tỉnh hoặc thành phố …………………….... có độ cao trung bình…………………… Dạng địa hình chính là ………………….

- Một số sông chảy qua địa bàn tỉnh hoặc thành phố là………………………

- Một số hồ lớn là………………………………

Lời giải:

- Tỉnh hoặc thành phố Hà Nội có độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Dạng địa hình chính là đồng bằng

- Một số sông chảy qua địa bàn tỉnh hoặc thành phố là: sông Hồng, sông Đáy,…

- Một số hồ lớn là: hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,…

Bài tập 3 trang 11 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng dưới đây về đặc điểm khí hậu của địa phương em.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em

Lời giải:

(*) Tham khảo: địa phương Hà Nội

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

24,90C

Lượng mưa trung bình năm (mm)

1700 mm

Các mùa trong năm

- Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 kéo dài đến tháng 4.

- Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8.

- Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10.

- Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

Đặc điểm các mùa trong năm (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay ít)

- Mùa xuân: không quá lạnh, mưa nhiều, độ ẩm cao

- Mùa hạ: nóng bức, mưa nhiều.

- Mùa thu: trời dịu mát.

- Mùa đông: giá lạnh, khô hanh.

Bài tập 4 trang 11 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hãy kể tên:

- Một số cây trồng ở địa phương em:………………….

- Một số vật nuôi ở địa phương em: ..............................

- Một số ngành công nghiệp ở địa phương em: ……………………..

- Một số địa điểm du lịch ở địa phương em:……………………….

- Một số tuyến đường giao thông ở địa phương em:………………………………………

Lời giải:

(*) Tham khảo: địa phương Hà Nội

- Một số cây trồng: sấu, cam, bưởi, ổi, chuối, chè,…

- Một số vật nuôi: trâu, bò, lợn, gà,…

- Một số ngành công nghiệp: dệt - may; điện tử - tin học,…

- Một số địa điểm du lịch: Văn Miếu - Quốc Tử Giám; chùa Thầy, chùa Hương,…

- Một số tuyến đường giao thông: Đại lộ Thăng Long; đường vành đai 3,…

Bài tập 5 trang 10 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Nêu một số hành động bảo vệ môi trường địa phương mà em có thể thực hiện.

Lời giải:

- Một số hành động bảo vệ môi trường địa phương mà em có thể thực hiện:

+ Vứt rác đúng nơi quy định

+ Phân loại rác thải

+ Sử dụng tiết kiệm điện, nước.

+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển,…

Bài tập 6 trang 10 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một địa danh nổi tiếng ở địa phương em.

Lời giải:

(*) Đoạn văn tham khảo: Giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội.

Trong lịch sử, di tích này là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta từ thời Lý đến thời Lê; đồng thời cũng là nơi dựng bia “đề danh” (hiện còn 82 bia) những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi tiến sĩ từ thời Lý đến thời Lê, trong đó có nhiều danh nhân trong lịch sử nước ta.

Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước đầu tư phục dựng năm 1999- 2000.

Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu - nơi thờ tự tiên Nho, và Quốc Tử Giám - trường đào tạo trí thức Nho học.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em

Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

1 1,145 07/01/2024