Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Cố đô Huế
Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17: Cố đô Huế sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.
Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17: Cố đô Huế
Câu 1 trang 51 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Cố đô Huế là kinh đô của
A. nhà Lý.
B. nhà Trần.
C. nhà Lê.
D. nhà Nguyễn.
2. Cố đô Huế ngày nay thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh
A. Thừa Thiên Huế.
B. Quảng Trị.
C. Đà Nẵng.
D. Quảng Bình.
3. Năm 1993, Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là
A. Di tích quốc gia đặc biệt.
C. Di sản văn hoá thế giới.
B. Di sản văn hoá Việt Nam.
D. Di vật, cổ vật quốc gia.
Lời giải:
- Câu 1 Đáp án đúng là: D
- Câu 2 Đáp án đúng là: A
- Câu 3 Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 51 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát các hình và lược đồ dưới đây, em hãy:
1. Kể tên các công trình tiêu biểu trong Quần thể Di tích Cố đô Huế.
2. Xác định tên các địa danh tương ứng với các hình A, B, C, D.
Lời giải:
Yêu cầu số 1: Các công trình tiêu biểu trong Quần thể Di tích Cố đô Huế: chùa Thiên Mụ, lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, đặc biệt là Kinh thành Huế.
Yêu cầu số 2:
Hình A: Chùa Thiên Mụ
Hình B: Lăng Dụ Đức
Hình C: Lăng Tự Đức
Hình D: Lăng Khải Định
Câu 3 trang 53 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn trong các ô dưới đây điền vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin.
Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế
Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885,.. ....................tổ chức phản công quân Pháp tại kinh thành Huế. Quân Pháp ban đầu bị bất ngờ nhưng sau đó với sức mạnh từ vũ khí và lực lượng, cuộc phản công của Tôn Thất Thuyết bị thất bại, ông phải đưa................ ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ông nhân danh..................ra………..........- kêu gọi người dân đứng lên giúp vua, cứu nước. Đây là sự kiện mở đầu cho…………………… thể hiện rõ ý chí, tinh thần yêu nước, chiến đấu đến cùng vì độc lập, tự do của……………….
Vua Bảo Đại thoái vị
Ngày 30 - 8 - 1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân,..........................đã đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho đại diện…………….Sự kiện đó đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ………………...ở Việt Nam.
Lời giải:
Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế
Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7- 1885, Tôn Thất Thuyết tổ chức phản công quân Pháp tại kinh thành Huế. Quân Pháp ban đầu bị bất ngờ nhưng sau đó với sức mạnh vũ khí và lực lượng, cuộc phản công của Tôn Thất Thuyết bị thất bại, ông phải đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Dụ Cần vương” - kêu gọi người dân đứng lên giúp vua, cứu nước. Đây là sự kiện mở đầu cho phong trào Cần vương thể hiện ý chí, tinh thần yêu nước, chiến đấu đến cùng vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Vua Bảo Đại thoái vị
Ngày 30 - 8- 1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân, vua Bảo Đại đã đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ Lâm thời. Sự kiện đó đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Câu 4 trang 53 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đưa chương trình Nói không với túi ni lông vào Quần thể Di tích Cố đô Huế. Từ ngày 20 - 5 - 2019, các cơ sở kinh doanh ở các điểm tham quan không sử dụng túi ni lông để gói hàng, đựng hàng cho du khách. Khi du khách nào có cầm theo túi ni lông sẽ được thay thế bằng các túi giấy với thông điệp “Khu di sản Huế: Nói không với túi ni lông” tại các cửa tham quan.
1. Em hãy cho biết Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phát động chương trình gì.
2. Theo em, chương trình này có tác dụng gì đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của Cố đô Huế?
Lời giải:
Yêu cầu số 1: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đưa chương trình Nói không với túi ni lông vào Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Yêu cầu số 2: Theo em, chương trình này có tác dụng vô cùng lớn đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của Cố đô Huế như hạn chế rác thải vứt bừa bãi ra các nơi di tích, bảo vệ môi trường và không gian di tích thêm sạch đẹp và văn minh hơn.
Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
Xem thêm các chương trình khác: