Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Văn miếu - Quốc tử giám

Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 13: Văn miếu - Quốc tử giám sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

1 451 07/01/2024


Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 13: Văn miếu - Quốc tử giám

Câu 1 trang 38 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy nối các hình ảnh ở cột A với các thông tin ở cột B và cột C cho phù hợp.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 13: Văn miếu - Quốc tử giám

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - B - b, c

2 - A - a, d

Câu 2 trang 38 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy giải ô chữ hàng ngang theo gợi ý để tìm ra ô chữ hàng dọc.

1. Hàng ngang thứ nhất (5 chữ cái): Văn Miếu được xây dựng vào thời nào?

2. Hàng ngang thứ hai (7 chữ cái): Đây là một công trình được xây dựng vào thời nhà Lý để thờ Khổng Tử và các học trò của ông.

3. Hàng ngang thứ ba (12 chữ cái): Tên của một công trình trong Văn Miếu được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.

4. Hàng ngang thứ tư (13 chữ cái): Nội dung của tấm bia cổ nhất trong nhà bia Tiến sĩ được dựng năm 1484 do ai soạn?

5. Hàng ngang thứ năm (10 chữ cái): Tên của một công trình được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên.

6. Hàng ngang thứ sáu (10 chữ cái): Đây là một công trình trong Quốc Tử Giám nằm giữa lầu chuông và lầu trống?

7. Hàng ngang thứ bảy (7 chữ cái): Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống (......): “Hiền tài là nguyên khí ..........

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 13: Văn miếu - Quốc tử giám

Hàng dọc (7 chữ cái): Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Em có suy nghĩ gì về truyền thống này của dân tộc ta?

Lời giải:

- Giải ô chữ hàng ngang:

+ Hàng ngang số 1: Nhà Lý

+ Hàng ngang số 2: Văn Miếu

+ Hàng ngang số 3: Nhà Bia Tiến sĩ

+ Hàng ngang số 4: Thân Nhân Trung

+ Hàng ngang số 5: Khuê Văn Các

+ Hàng ngang số 6: Khu Thái Học

+ Hàng ngang số 7: Quốc gia

- Ô chữ hàng dọc: Hiếu học

Câu 3 trang 39 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Từ lâu, vào mỗi mùa thi cử, nhiều học sinh, sinh viên đã đến khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám để chạm tay vào bia Tiến sĩ, sờ đầu rùa để cầu mong thi đỗ, làm cho các công trình này bị ảnh hưởng.

Để giữ gìn các công trình trong khu di tích này, những quy định ứng xử nên được đề ra cho khách du lịch vào tham quan nơi đây. Em hãy lập một bảng quy định khi tham quan khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

BẢNG QUY ĐỊNH

Điều 1

Điều 2

Lời giải:

BẢNG QUY ĐỊNH

Điều 1

Quý khách vào tham quan di tích phải mua vé, xuất trình vé của mình tại nơi soát vé.

Điều 2

Nêu cao ý thức bảo vệ di tích, giữ gìn vệ sinh môi trường, kiến trúc, cảnh quan di tích; Không nằm, ngồi, sờ vào hiện vật, không viết vẽ lên tượng thờ, bia đá, các công trình kiến trúc, không giẫm lên cỏ, không hái hoa, bẻ cành.

Điều 3

Giữ gìn an ninh trật tự, tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ; Không hút thuốc lá trong khuôn viên di tích; Không mang vũ khí, chất độc, chất nổ, chất cháy, động vật sống… vào di tích.

Điều 4

Trang phục phù hợp, lịch sự khi tham quan di tích: Không đội nón, mũ, mặc áo ngắn, áo hai dây, quần đùi… khi tham quan nơi thờ tự; Giữ yên tĩnh tại những nơi tôn nghiêm.

Điều 5

Nghiêm cấm lợi dụng các hoạt động tự do tín ngưỡng để thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, cờ bạc, lừa đảo…

Điều 6

Khách tham quan phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những tổn thất do mình gây ra đối với di tích theo quy định của pháp luật

Điều 7

Bảo vệ di tích có quyền chấm dứt chương trình tham quan với khách tham quan vi phạm nội quy.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Thăng Long - Hà Nội

Bài 14: Thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung

Bài 15: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung

Bài 16: Một số nét văn hoá ở vùng duyên hải miền Trung

Bài 17: Cố đô Huế

1 451 07/01/2024