Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

1 362 07/01/2024


Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Câu 1 trang 32 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy đánh dấu x vào trước thông tin đúng về vị trí của sông Hồng.

Sông Hồng có tổng chiều dài 1 216 km.

Sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Sông Hồng đổ ra Biển Đông.

Phần sông Hồng chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 655 km.

Lời giải:

Sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Sông Hồng đổ ra Biển Đông.

Phần sông Hồng chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 655 km.

Câu 2 trang 32 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy hoàn thành bảng thông tin dưới đây về thành tựu tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Lời giải:

Thành tựu tiêu biểu

Nhà nước

Văn Lang

Thời gian hình thành: cách ngày nay khoảng 2700 năm

Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay)

Người đứng đầu: Vua Hùng

Âu Lạc

Thời gian hình thành: cách ngày nay khoảng 2300 năm

Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

Người đứng đầu: An Dương Vương

Trống đồng Đông sơn

Công dụng

Vừa là nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội, vừa làm hiệu lệnh sử dụng trong chiến đấu.

Câu 3 trang 33 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Các tên gọi khác của sông Hồng là

A. sông Cái, sông Thao, sông Mã.

B. Hồng Hà, Bạch Hạc, Nhị Hà.

C. sông Cái, sông Thao, Hoàng Hà.

D. Hồng Hà, Hoàng Hà, Nhị Hà.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B. Hồng Hà, Bạch Hạc, Nhị Hà.

Câu 4 trang 33 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy hoàn thành bảng thông tin dưới đây về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

Đời sống người Việt cổ

Đời sống vật chất

Thức ăn chính

Trang phục

Nhà ở

Phương tiện đi lại

Đời sống tinh thần

Thờ cúng

Phong tục

Hoạt động trong lễ hội

Lời giải:

Đời sống người Việt cổ

Đời sống vật chất

Thức ăn chính

Gạo nếp, gạo tẻ,…

Trang phục

Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, yếm...

Nhà ở

Nhà sàn

Phương tiện đi lại

Thuyền

Đời sống tinh thần

Thờ cúng

Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên

Phong tục

Ăn trầu, nhuộm răng.

Hoạt động trong lễ hội

Nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...

Câu 5 trang 33 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn trong các ô dưới đây điền vào chỗ trống (....) để hoàn thành đoạn thông tin.

gạo nếp

lang liêu

đất

thứ sáu

xôi

Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy

Sau khi dẹp xong giặc Ân, Vua Hùng........................ đã cho gọi các hoàng tử đến và nói rằng sẽ truyền ngôi cho ai tìm được thức ăn ngon để bày cúng tổ tiên.

Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, hoàng tử ……………đã làm bánh để dâng vua cha. Ông chọn …………………làm bánh vuông để tượng trưng cho ................., gọi là bánh chưng. Sau đó, ông giã ................... làm bánh tròn, để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh giầy. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa và truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Sđd)

Lời giải:

Sau khi dẹp xong giặc Ân, Vua Hùng thứ sáu đã cho gọi các hoàng tử đến và nói rằng sẽ truyền ngôi cho ai tìm được thức ăn ngon để bày cúng tổ tiên.

Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, hoàng tử Lang Liêu đã làm bánh để dâng vua cha. Ông chọn xôi làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, gọi là bánh chưng. Sau đó ông giã gạo nếp là bánh tròn, để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh giầy. Vua cha nếm thử thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa và truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

Câu 6 trang 34 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào đoạn thông tin dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.

Hiện nay, đoạn sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này do sự gia tăng của lượng rác thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy ở ven sông làm cho màu nước ở nhiều khúc sông luôn trong tình trạng đen kịt.

1. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm ở sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội là gì?

2. Em hãy đề xuất từ một đến hai biện pháp để giải quyết tình trạng trên.

Lời giải:

1. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm ở sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội là do: sự gia tăng của lượng rác thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy ở ven sông.

2. Đề xuất biện pháp:

+ Ngăn cấm việc xả rác vào lưu vực sông Hồng và các vùng phụ cận;

+ Trồng nhiều cây xanh ven sông để tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp;

+ Tuyên truyền, quảng bá văn hoá - lịch sử của sông Hồng;

+ Phát triển các tuyến du lịch trên sông.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Thăng Long - Hà Nội

Bài 13: Văn miếu - Quốc tử giám

Bài 14: Thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung

Bài 15: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung

Bài 16: Một số nét văn hoá ở vùng duyên hải miền Trung

1 362 07/01/2024