Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 92 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 92 trong Bài 37: Sinh sản ở sinh vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 92.

1 477 lượt xem


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 92 Chân trời sáng tạo

Bài 37.17 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nối nội dung ở cột A với định nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

1 – A: Sự thụ tinh là sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.

2 – D: Động vật đẻ trứng có con non được sinh ra từ trứng.

3 – E: Động vật đẻ con có con non được nuôi trong cơ thể mẹ và đẻ ra ngoài.

4 – C: Tinh trùng là giao tử đực.

5 – B: Noãn là giao tử cái.

Bài 37.18 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vẽ phác thảo và chú thích cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật.

Lời giải:

Hình ảnh tự vẽ thể hiện được các thành phần tối thiểu ở thực vật: cánh hoa, nhị hoa, nhy hoa.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cấu tạo hoa lưỡng tính

Bài 37.19 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mô tả các giai đoạn sinh sản ở thực vật.

Lời giải:

- Các giai đoạn sinh sản sinh dưỡng ở thực vật: Từ một bộ phận rễ, thân, lá của cây mẹ hình thành nên cây con giống với cây ban đầu.

- Các giai đoạn sinh sản hữu tính ở thực vật:

+ Sự thụ phấn: là hiện tượng hạt phấn rơi lên đầu nhụy.

+ Sự thụ tinh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử diễn ra tại noãn.

+ Sự hình thành và chín của quả: sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào.

Bài 37.20 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

- Mọc chồi là một kiểu của (1)...

- Quá trình (2)... đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- (3)... là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín.

- Bộ phận nhú lên trên cơ quan sinh dưỡng của cây và có khả năng hình thành cơ thể mới được gọi là (4)...

- Thực vật có quả và hạt là kết quả của hình thức (8)...

Lời giải:

(1) sinh sản vô tính

(2) sinh sản

(3) Hoa

(4) chồi mầm

(5) sinh sản hữu tính.

Bài 37.21 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy nêu hai đặc điểm chỉ sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Lời giải:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Có duy nhất một cá thể ban đầu tham gia sinh sản.

- Có một hoặc hai cá thể với giới tính khác nhau tham gia sinh sản (đơn tính hoặc lưỡng tính).

- Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

- Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái.

Bài 37.22 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của chim bồ câu.

Lời giải:

Sơ đồ thể hiện được các giai đoạn trong sinh sản hữu tính của chim bồ câu:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

Bài 37.23 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của thỏ.

Lời giải:

Sơ đồ thể hiện được các giai đoạn sinh sản hữu tính của thỏ:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 37.24 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa sinh sản hữu tính của chim bồ câu và thỏ.

Lời giải:

Điểm khác nhau giữa sinh sản hữu tính của chim bồ câu và thỏ:

+ Chim bồ câu: đẻ trứng, phôi thai không được phát triển trong cơ thể mẹ mà phát triển ở trong trứng đã được thụ tinh.

+ Thỏ: đẻ con, phôi thai được phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai.

Bài 37.25 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quả được tạo thành trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Có hai loại quả là quả thịt và quả khô. Quả thịt khi chín có vỏ quả mềm, chứa nhiều thịt quả. Vỏ quả khô khi chín có thể nẻ ra (gọi là quả khô nẻ) hoặc không nẻ (gọi là quả khô không nẻ). Ví dụ: quả đỗ đen, đỗ xanh thuộc nhóm quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tách ra để hạt tung ra ngoài. Dựa vào đoạn thông tin trên, hãy giải thích vì sao trong thực tế người trồng đỗ đen, đỗ xanh thường phải thu hoạch trước khi quả chín?

Lời giải:

Người trồng đỗ đen, đỗ xanh thường phải thu hoạch trước khi quả chín vì: Quả đỗ đen, đỗ xanh thuộc dạng quả khô nẻ, khi quả chín vỏ quả tự nẻ nên hạt sẽ rơi ra ngoài, nếu không thu hoạch trước khi quả chín thì sẽ không thu được hạt.

Bài 37.26 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy kể tên những thành tựu đạt được từ nuôi cấy mô ở thực vật.

Lời giải:

Một số thành tựu đạt được từ nuôi cấy mô thực vật: Nhân giống bằng nuôi cấy mô/ tế bào một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa đồng tiền, chuối, dâu tây,... hay các loài cây dược liệu như: lan kim tuyến, lan thạch hộc tía, ba kích tím, hà thủ ô đỏ, đỗ trọng, đẳng sâm,... Kết quả của nuôi cấy mô: Cây có kích thước đồng đều, phát triển ổn định, ít sâu, bệnh và đặc biệt là giá thành rất hợp lí khi bán cho các doanh nghiệp hoặc hộ nông dân.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 90

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 91

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 93

1 477 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: