Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 91 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 91 trong Bài 37: Sinh sản ở sinh vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 91.

1 217 22/08/2022


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 91 Chân trời sáng tạo

Bài 37.9 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là

A. sự thụ tinh.

B. sự thụ phấn.

C. tái sản xuất.

D. hình thành hạt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là sự thụ tinh. Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra ở noãn còn quá trình thụ tinh ở động vật có thể diễn ra ở ngoài môi trường (đối với động vật thụ tinh ngoài) hoặc ở trong cơ quan sinh sản của con cái (đối với động vật thụ tinh trong).

Bài 37.10 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.

B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.

C. để tránh sâu, bệnh gây hại.

D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những cây ăn quả lâu năm như bưởi, hồng xiêm, cam, chanh,… giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Bài 37.11 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

A. Đài hoa.

B. Tràng hoa.

C. Nụ hoa.

D. Bầu nhụy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào.

Bài 37.12 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoa lưỡng tính là

A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.

B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.

C. hoa có nhị và nhụy hoa.

D. hoa có đài và tràng hoa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa, ví dụ: hoa li, hoa hồng, hoa đào,...

Bài 37.13 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nối tên sinh vật ở cột A với các hình thức sinh sản tương ứng ở cột B.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

1 – E: Củ khoai lang có thể sinh sản sinh dưỡng bằng rễ.

2 – G: Nhánh xương rồng có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân.

3 – D: Thủy tức có thể sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.

4 – A: Sao biển có thể sinh sản vô tính bằng phân mảnh.

5 – B: Trùng biến hình có thể sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.

6 – C: Cây sen đá có thể sinh sản sinh dưỡng bằng lá.

Bài 37.14 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho các cây sau: mía, lúa, khoai tây, hoa hồng. Dựa vào đặc điểm sinh sản, hãy chỉ ra cây nào có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại. Giải thích.

Lời giải:

- Cây lúa có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại.

- Giải thích: Mía, khoai tây, hoa hồng có thể trồng bằng cách giâm đoạn cành xuống đất vì mỗi đoạn thân đều có chồi mầm phát triển. Cây lúa có thân thảo, đoạn thân không có chồi mầm, sinh sản phụ thuộc vào sự thụ phấn của hoa, do đó cần tạo hạt và cất giống để trồng lần sau.

Bài 37.15 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy chỉ ra một điểm khác biệt giữa hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Lời giải:

Điểm khác biệt giữa hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:

- Hoa đơn tính là hoa chỉ có bộ phận sinh sản đực hoặc cái trên cùng một hoa.

- Hoa lưỡng tính là hoa có các bộ phận sinh sản (đực và cái) trên cùng một hoa.

Bài 37.16 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật?

(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.

(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

A. (1), (3), (4), (5), (6).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (1), (2), (4), (6).

D. (1), (2), (3), (4), (5).

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

(1) Đúng. Trong sinh sản vô tính, cơ thể mới được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ → Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sai. Trong sinh sản vô tính, cơ thể mới được tạo ra không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái nên mang đặc điểm di truyền giống mẹ (không có sự đổi mới vật chất di truyền). Do đó, sinh sản vô tính sẽ tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt trong môi trường ổn định.

(3) Đúng. Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Đúng. Trong sinh sản vô tính, từ một cá thể mẹ có thể trực tiếp (không phải trải qua nhiều giai đoạn như sinh sản vô tính) tạo ra nhiều cá thể mới → Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Đúng. Sinh sản vô tính không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Đúng. Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 90

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 92

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 93

1 217 22/08/2022


Xem thêm các chương trình khác: