Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 68 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 68 trong Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 68.

1 431 23/08/2022


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 68 Kết nối tri thức

Bài 30.1 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?

A. Mạch rây.

B. Mạch gỗ.

C. Lông hút.

D. Vỏ rễ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại là do cành hoa đã hút đủ nước → Hiện tượng này liên quan đến mạch gỗ - loại mạch có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan trong cây.

Bài 30.2 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.

B. Nước và chất khoáng.

C. Chất hữu cơ và nước.

D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ở thực vật, nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo mạch gỗ lên các bộ phận khác của cây (dòng đi lên). Còn chất hữu cơ tổng hợp ở lá được vận chuyển theo mạch rây trong thân và cành đến nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây (dòng đi xuống).

Bài 30.3 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong các loài thực vật sau đây, loài nào có rễ dài nhất?

A. Cây dừa.

B. Cây cà chua.

C. Cây cỏ lạc đà.

D. Cây lúa nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong các loài thực vật trên, cây cỏ lạc đà có rễ mọc sâu vào trong đất để tìm kiếm được nguồn nước và chất khoáng. Đây là một trong những đặc điểm giúp cây cỏ lạc đà có thể thích nghi với môi trường sống khô hạn.

Bài 30.4 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?

A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.

B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.

C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.

D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to do: Khi khoanh vỏ là đã cắt bỏ cả mạch rây của cành. Chất hữu cơ được tổng hợp từ lá trong quá trình quang hợp sẽ không được vận chuyển xuống phía dưới của vết cắt, nên bị ứ đọng ở phía trên của vết cắt (phía ngọn).

Bài 30.5 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?

A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.

B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.

C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.

D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao làm hạn chế quá trình thoát hơi nước của cây → Lượng nước mất đi của cây thấp → Nhu cầu nước của cây thấp.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 69

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 70

1 431 23/08/2022


Xem thêm các chương trình khác: