Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 58 Cánh diều

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 58 trong Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 58.

1 467 21/08/2022


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 58 Cánh diều

Bài 26.14 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Liệt kê các con đường thải nước của cơ thể người. Đánh dấu X vào ô trống các dấu hiệu khi cơ thể thiếu nước trong bảng sau đây.

1. Miệng khô

 

2. Tóc đen

 

3. Nước tiểu màu vàng đậm

 

4. Tiểu ít

 

5. Da khô

 

6. Chóng mặt

 

7. Yếu cơ

 

8. Thèm ăn

 

9. Tim đập nhanh

 

Lời giải:

- Con đường thải nước ở cơ thể người: hơi thở, mồ hôi, bốc hơi qua da, nước trong phân, nước tiểu.

- Dấu hiệu khi cơ thể thiếu nước:

1. Miệng khô

X

2. Tóc đen

 

3. Nước tiểu màu vàng đậm

X

4. Tiểu ít

X

5. Da khô

X

6. Chóng mặt

X

7. Yếu cơ

X

8. Thèm ăn

 

9. Tim đập nhanh

X

Bài 26.15 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoàn thành sơ đồ đường đi của máu ở hai vòng tuần hoàn:

a) Vòng tuần hoàn nhỏ

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

b) Vòng tuần hoàn lớn

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)Lời giải:

a) Vòng tuần hoàn nhỏ: vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

b) Vòng tuần hoàn lớn: vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Bài 26.16 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ở người, quá trình tiêu hóa thức ăn (thu nhận, tiêu hóa, hấp thụ và thải bã) diễn ra như thế nào?

Lời giải:

Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu trong khoang miệng. Thức ăn được nghiền nhỏ, thấm nước bọt (tiêu hóa một phần carbohydrate) và nuốt, qua hầu và thực quản dẫn đến dạ dày. Tại dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn cả cơ học và hóa học đều diễn ra. Từ dạ dày, thức ăn đã tiêu hóa đi vào ruột non, nơi diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ ruột non, chất thải di chuyển vào ruột già (tái hấp thụ nước), chuyển thành chất thải rắn trước khi bài xuất ra ngoài.

Bài 26.17 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh?

Lời giải:

Khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh, một lượng lớn nước thoát ra ngoài qua mồ hôi. Để đảm bảo cân bằng nước cho cơ thể, chúng ta cần uống nhiều nước hơn so với bình thường.

Bài 26.18 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chú thích các bộ phận của hệ tiêu hóa ở người có trong hình 26.1 và cho biết chức năng các bộ phận đó.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Các bộ phận của hệ tiêu hóa ở người có trong hình 26.1 và cho biết chức năng các bộ phận đó:

1. Miệng: thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn.

2. Thực quản: vận chuyển thức ăn.

3. Dạ dày: chứa và tiêu hóa một phần thức ăn.

4. Ruột non: tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

5. Ruột già: tái hấp thụ nước từ chất thải lỏng, chuyển thành chất thải rắn (phân).

6. Trực tràng: chứa phân.

7. Hậu môn: đẩy phân ra khỏi cơ thể.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 56

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 57

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 59

1 467 21/08/2022


Xem thêm các chương trình khác: