Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 18 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 18 trong Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 18.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 18 Kết nối tri thức
Bài 4.25 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố xenon (Xe) có 8 electron ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết xenon là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Ở điều kiện thường xenon tồn tại ở thể nào?
Lời giải:
Vì có 8 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên Xe thuộc nhóm VIIIA – nguyên tố khí hiếm. Xe là chất khí ở điều kiện thường.
Bài 4.26 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7: X là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này sự cháy không thể xảy ra. Hãy cho biết tên, kí hiệu hóa học và vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Lời giải:
Oxygen là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này sự cháy không thể xảy ra.
Oxygen kí hiệu hóa học là O; ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
Oxygen là phi kim.
Bài 4.27 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy cho biết vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn, biết vỏ nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Từ đó cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Lời giải:
Y có số electron = 2 + 4 = 6 electron.
Vậy số hiệu nguyên tử Y là 6, Y thuộc ô thứ 6 trong bảng tuần hoàn.
Y có 2 lớp electron nên thuộc chu kì 2; lớp ngoài cùng có 4 electron nên thuộc nhóm IVA.
Vì Y thuộc nhóm IVA, chu kì 2 nên Y là phi kim.
Bài 4.28 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7:
a) Dựa vào bảng tuần hoàn hãy liệt kê kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân Z của các nguyên tố thuộc chu kì 3.
b) Hãy xác định kí hiệu hóa học của nguyên tố X biết nó thuộc chu kì 3, có điện tích hạt nhân Z > 12, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, dẻo, dễ dát mỏng, có ánh kim. Giải thích.
c) Hãy kể ra ít nhất 3 ứng dụng trong đời sống của nguyên tố X.
Lời giải:
a) Các nguyên tố thuộc chu kì 3 và điện tích hạt nhân tương ứng là:
Na (11); Mg (12); Al (13); Si (14); P (15); S (16); Cl (17); Ar (18).
b) X thuộc chu kì 3, có điện tích hạt nhân Z > 12, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, dẻo, dễ dát mỏng, có ánh kim suy ra X là nhôm, Al (aluminium).
c) Nhôm (aluminium) được sử dụng trong công nghiệp như làm vỏ thân máy bay, khung xe máy…; các vật dụng gia đình như nồi, chậu, thìa …; trong xây dựng như khung cửa, …
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 4.3 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học...
Bài 4.5 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: a) ..?.. chính là số thứ tự...
Bài 4.6 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn...
Bài 4.7 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng...
Bài 4.9 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc trên bên phải...
Bài 4.10 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA...
Bài 4.11 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn...
Bài 4.24 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm hiểu và cho biết: a) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại...
Bài 4.28 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7: a) Dựa vào bảng tuần hoàn hãy liệt kê kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân Z...
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất
Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức