Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 13 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 13 trong Bài 3: Nguyên tố hóa học Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 13.

1 1,283 21/07/2022


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 13 Kết nối tri thức

Bài 3.10 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy điền các kí hiệu hóa học phù hợp vào ô tương ứng với tên gọi của nguyên tố.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3.11 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mặt Trời chứa khoảng 73% hydrogen và 25% helium, còn lại là các nguyên tố hóa học khác.

a) Phần trăm của các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là bao nhiêu?

b) Một trong các nguyên tố khác có trong Mặt Trời là neon. Hạt nhân nguyên tử neon có 10 proton. Hãy cho biết số electron có trong lớp vỏ của neon. Hãy vẽ mô hình nguyên tử neon.

Lời giải:

a) Phần trăm của các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là:

100% - 73% - 25% = 2%.

b) Vì trong nguyên tử, số electron bằng số proton nên số electron trong lớp vỏ nguyên tử là 10. Mô hình nguyên tử neon:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3.12 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Em hãy tìm hiểu và cho biết vì sao một số nguyên tố hóa học có kí hiệu không chứa chữ cái đầu tiên trong tên gọi của chúng. Ví dụ: kí hiệu hóa học của nguyên tố sodium (natri) là Na.

Lời giải:

Kí hiệu hóa học là một hoặc hai chữ cái trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái sau viết in thường.

Một số nguyên tố có tên gọi hiện nay theo IUPAC và tên gọi ban đầu không giống nhau, nên kí hiệu hóa học không chứa chữ cái đầu tiên theo kí hiệu IUPAC của chúng. Ví dụ:

Nguyên tố hóa học sodium, trước đây được gọi là natrum, theo tiếng Ả Rập, “natrum” nghĩa là muối tự nhiên, bởi vì nguyên tố này có trong thành phần của muối ăn, do đó nó có kí hiệu hóa học là Na.

Bài 3.13 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho bảng số liệu sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Từ bảng số liệu, hãy cho biết:

a) Hạt nhân nguyên tử Na có bao nhiêu hạt proton?

b) Nguyên tử S có bao nhiêu electron?

c) Hạt nhân nguyên tử Cl có bao nhiêu hạt neutron?

d) Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Lời giải:

a) Hạt nhân nguyên tử Na có 11 proton (do số proton bằng số hiệu nguyên tử);

b) Nguyên tử lưu huỳnh có 16 electron (do trong nguyên tử: số electron = số proton = số hiệu nguyên tử).

c) Hạt nhân nguyên tử Cl có 18 hạt neutron (số hạt neutron = 35 – 17 = 18 hạt).

d) Hai nguyên tử K có khối lượng nguyên tử là 39 và 40, nhưng đều có số hiệu nguyên tử là 19, đều thuộc nguyên tố K (kali hay potassium).

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 11

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 12

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14

1 1,283 21/07/2022


Xem thêm các chương trình khác: