Giải Lịch sử 9 Bài 7 (Cánh diều): Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

Với giải bài tập Lịch sử 9 Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.

1 377 11/08/2024


Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

Mở đầu trang 35 Bài 7 Lịch Sử 9: Vậy Chiến tranh lạnh diễn ra do những nguyên nhân nào? Biểu hiện và hậu quả của cuộc chiến tranh này là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh:

+ Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô - Mĩ.

+ Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa lo ngại về sự tồn tại và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.

- Biểu hiện của chiến tranh lạnh: Mỹ-đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và Liên Xô- đứng đầu đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn ở trong tình trạng đối đầu trên các lĩnh chính trị-quân sự và mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới...

- Hậu quả của chiến tranh lạnh:

+ Đẩy thế giới vào tình trạng luôn căng thẳng, đối đầu giữa hai phe đối lập, thậm chí làm bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ ở khắp các khu vực trên phạm vi toàn cầu, làm xuất hiện nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

+ Đưa đến sự chia cắt lãnh thổ, chia rẽ tình cảm dân tộc, xung đột tôn giáo,... ở nhiều quốc gia, khu vực với hệ luỵ sâu sắc và lâu dài.

Câu hỏi trang 35 Lịch Sử 9: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?

Trả lời:

- Chiến tranh lạnh nổ ra trước hết là do sự đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích chiến lược giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Sự đối lập này khiến cho quan hệ đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai tan rã, thay vào đó là tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô.

- Bên cạnh đó, Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam châu Âu, do đó đã thực hiện chính sách ngăn chặn, bao vây, cô lập Liên Xô.

Câu hỏi trang 36 Lịch Sử 9: Trình bày những biểu hiện của Chiến tranh lạnh.

Trình bày những biểu hiện của Chiến tranh lạnh trang 36 Lịch Sử 9

Trả lời:

- Ngày 12-3-1947, Tổng thống Mỹ H. Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.

- Trên lĩnh vực kinh tế:

+ Mỹ thực hiện kế hoạch Phục hưng châu Âu (1948 - 1951), viện trợ cho Nhật Bản,...

+ Liên Xô thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1949); Liên Xô viện trợ cho các nước Đông Âu, kí Hiệp định tương trợ Xô - Trung (2-1950),...

- Trên lĩnh vực quân sự:

+ Mĩ thành lập khối quân sự NATO (1949), ANZUS (1951), SEATO (1954), CENTO (1955), ...

+ Liên Xô thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va (1955).

- Cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng. Bên cạnh đó, hai nước còn cạnh tranh sức mạnh kinh tế, khoa học - kĩ thuật.

- Tuy không có đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng vẫn bùng nổ, tiêu biểu như các cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp và Mỹ, chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)....

Câu hỏi trang 36 Lịch Sử 9: Nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh.

Nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh trang 36 Lịch Sử 9

Trả lời:

- Đẩy thế giới vào tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới có vũ khí hạt nhân.

- Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực có sự tham gia của cả hai khối.

- Khiến Mỹ và Liên Xô suy yếu, tạo cơ hội cho các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.

- Để lại hậu quả đối với thế giới như: vấn đề vũ khí hạt nhân, nạn khủng bố, chia cắt đất nước.

Luyện tập 1 trang 36 Lịch Sử 9: Lập bảng thống kê về Chiến tranh lạnh theo các nội dung: nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả vào vở ghi.

Trả lời:

Nội dung

Tóm tắt

Nguyên nhân

- Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô - Mĩ.

- Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa lo ngại về sự tồn tại và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.

Biểu hiện chính

- Mỹ-đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và Liên Xô- đứng đầu đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn ở trong tình trạng đối đầu trên các lĩnh chính trị-quân sự và mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới...

Hậu quả

- Đẩy thế giới vào tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới có vũ khí hạt nhân.

- Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực có sự tham gia của cả hai khối.

- Khiến Mỹ và Liên Xô suy yếu, tạo cơ hội cho các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.

- Để lại hậu quả đối với thế giới như: vấn đề vũ khí hạt nhân, nạn khủng bố, chia cắt đất nước.

Vận dụng 2 trang 36 Lịch Sử 9: Sưu tầm tài liệu về một cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng trong Chiến tranh lạnh mà em quan tâm. Giới thiệu tài liệu đó với thầy cô và bạn học.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng tạm thời để quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến.

- Năm 1948, ở hai miền Nam và Bắc, hai chính quyền được thành lập riêng rẽ là Đại Hàn Dân quốc (8 - 1948) và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (9 - 1948).

- Sau đó, quân đội Liên Xô và Mĩ rút khỏi Triều Tiên. Như vậy, giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 38 đã trở thành đường ranh giới giữa hai nhà nước với chế độ chính trị khác nhau, do Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên.

- Sau hơn 3 năm chiến tranh diễn ra khốc liệt giữa miền Bắc được Trung Quốc chi viện và miền Nam có Mĩ giúp sức, ngày 27 - 7 - 1953, Hiệp định đình chiến được kí kết. Theo đó, vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.

Xem thêm Lời giải bài tập Lịch sử 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Bài 11: Khu vực Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991

Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

1 377 11/08/2024