Giải Lịch sử 8 trang 80 Cánh diều
Với Giải Lịch sử 8 trang 80 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8.
Giải Lịch sử 8 trang 80 Cánh diều
Lời giải:
♦ Nguyên nhân bùng nổ
- Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp.
- Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.
♦ Diễn biến chính
- Lợi dụng địa hình hiểm trở, nghĩa quân Yên Thế xây dựng nhiều công sự chiến đấu lợi hại và áp dụng cách đánh độc đáo khiến quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Các căn cứ Hố Chuối, Đồng Hom, Phồn Xương,... chính là nơi diễn ra các trận đánh tiêu biểu giữa nghĩa quân Yên Thế và quân Pháp.
- Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế kéo dài gần 30 năm, phát triển qua bốn giai đoạn.
+ Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, đẩy lui nhiều đợt càn quét của quân Pháp và làm chủ một vùng rộng lớn.
+ Giai đoạn 1892 - 1897, Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng căn cứ. Đề Thám chấp nhận giảng hòa với Pháp lần thứ nhất.
+ Giai đoạn 1897 - 1908, Đề Thám chủ động đề nghị giảng hoà với Pháp lần thứ hai. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những người yêu nước từ khắp nơi kéo về.
+ Giai đoạn 1909 - 1913, thực dân Pháp tăng cường lực lượng đàn áp. Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
♦ Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, cổ vũ phong trào đấu tranh chống Pháp.
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Luyện tập & Vận dụng
Lời giải:
(*) Sơ đồ tham khảo
Lời giải:
(*) Hoàn thành bảng
|
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) |
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) |
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) |
Lãnh đạo |
Đinh Gia Quế; Nguyễn Thiện Thuật |
Phan Đình Phùng; Cao Thắng; |
Đề Nắm; Hoàng Hoa Thám,… |
Địa bàn hoạt động |
Căn cứ chính ở vùng Bãi sậy (Khoái Châu, Hưng Yên). |
4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). |
Vùng núi rừng Yên Thế (Bắc Giang). |
Hoạt động nổi bật |
- Đẩy lui nhiều đợt tấn công, càn quét của quân Pháp. - Từ 1885 - 1889, bị Pháp bao vây, cô lập lực lượng nghĩa quân suy giảm dần. |
- 1885 - 1888, chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, rèng đúc vũ khí… - 1888 - 1896, chiến đấu ác liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công, càn quét của quân Pháp. |
- Đẩy lui nhiều đợt tấn công, càn quyets của quân Pháp. - Hai lần giảng hòa với Pháp để tranh thủ thời gian, xây dựng lực lượng. |
Kết quả, ý nghĩa |
- Kết quả: thất bại. - Ý nghĩa: + Tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp. + Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này. |
Lời giải:
(*) Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)
+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.
+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.
+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải Lịch sử 8 trang 76 Cánh diều
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 76 Lịch Sử 8: Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16:
Câu hỏi trang 76 Lịch Sử 8: Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16:
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 8 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Cánh diều